Thiết kế bếp đúng cách là cả một nghệ thuật đòi hỏi sự chính xác và tỉ mỉ trong từng li, từng tí để tạo ra một không gian bếp đa năng và hữu dụng. Sẽ thật khó để có thể ghi nhớ hết tất cả những quy tắc phức tạp về đo đạc và kích thước trong quá trình thiết kế. Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số hướng dẫn vài kích thước chi tiết được trích từ nhiều nguồn khác nhau, giúp bạn tối ưu hóa không gian bếp của mình.

Lối đi hành lang và không gian làm việc trong phòng bếp

Lối đi hành lang và không gian làm việc trong phòng bếp

Không gian làm việc, nơi bạn đứng và chuẩn bị bữa ăn, cần phải rộng tối thiểu 42” tương đương 1.07 m, lối đi dọc hành lang cần rộng tối thiểu 36” tương đương 0.91 m. Đối với bếp đôi thì không gian làm việc trong bếp cần mở rộng tối thiểu 48” tương đương 1.22 m.

mô hình bếp lý tưởng và tiện dụng nhất

Dây chuyền công năng theo hình tam giác là một mô hình bếp lý tưởng và tiện dụng nhất

Chiều cao và bề dày của tủ bếp: Chiều cao tiêu chuẩn của tủ bếp là 36” tương đương 0.91 m, riêng đối với quầy bar trong bếp thì chiều cao tiêu chuẩn là 42” tương đương 1.07 m. Bề dày trung bình của các tủ đựng là 24” tương đương 0.61m, đối với quầy bar bếp thì bề dày trung bình là 25” tương đương khoảng 0.64m.

Xem thêm:  Nguyên tắc phong thủy nhà bếp tối ưu cho gia đình

Chiều cao và bề dày của tủ bếp

Khu vực làm việc chính của bếp: Khu vực làm việc lý tưởng của bếp cần rộng khoảng 36” tương đương 0.91m, hãy giữ một không gian rộng tối thiểu 12” (khoảng 0.3m) kế bên lò bếp, bồn rửa cần đặt cách mép quầy bếp khoảng 18” tương đương 0.46m

Khu vực làm việc chính của bếp

Khu vực góc bếp chữ L: Để tối ưu hiệu quả làm việc cho bếp, cần cố gắng cân bằng kích thước ở hai bên sao cho khu vực góc L không quá lớn, đồng thời vẫn có đủ không gian cho các hoạt động trong bếp. Khoảng cách giữa hai thiết bị bếp bất kì nên tối thiểu là 3 feet (khoảng 0.91m) và không nên lớn hơn 7 feet (khoảng 2.13m)

Khu vực góc bếp chữ L