Một không gian bếp đẹp và tiện lợi là mơ ước của bất kỳ gia đình nào. Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế bếp, các lỗi thường gặp có thể khiến cho không gian bếp trở nên không ưng ý. Vậy hãy cùng Tiện Nghi VN tìm hiểu 10 lỗi thường gặp khi thiết kế bếp cần tránh để có một căn bếp đẹp và tiện lợi nhất.

Kinh nghiệm thiết kế nhà bếp & những lỗi cần tránh

Thiết kế bếp không hề đơn giản như bạn nghĩ. Vì thế, mọi người thường mắc sai lầm khi thiết kế tủ bếp và nhà bếp. Dẫn đến nhiều bất tiện cho người sử dụng. Dưới đây là 10 lỗi thường gặp nhất khi thiết kế bếp mà mọi người cần rút kinh nghiệm. Ngoài ra, chúng tôi còn đưa ra hướng dẫn giúp bạn tránh những lỗi cơ bản nhất khi làm tủ bếp.

Kinh nghiệm thiết kế nhà bếp & những lỗi cần tránh

Kinh nghiệm thiết kế nhà bếp & những lỗi cần tránh

1./ Thiếu hụt ngân sách

Thiếu hụt ngân sách là vấn đề lớn ảnh hưởng đến việc cải tạo phòng bếp. Bước đầu tiên và quan trọng nhất là xác định khoản chi phí cho toàn bộ dự án. Bao gồm vật liệu, nhân công, thiết bị tiện ích v.v… và dự trù cho việc phát sinh, nếu có.

Một điểm quan trọng khác là tuân thủ các nguyên tắc công thái học của nhà bếp (khoảng cách từ mặt bàn nấu ăn so với tỉ lệ của cơ thể bạn). Vì vậy, người thiết kế bếp nên chú trọng đến những hoạt động thường xảy ra trong nhà bếp hàng ngày. Điều này sẽ giúp bạn thiết kế được một nhà bếp đúng với dây chuyền công năng, thẫm mĩ, cũng như phù hợp với cách sống của bạn.

Đầu tiên, Bạn nên chú ý đến:

  • Chiều cao chính xác của mặt bàn
  • Khoảng cách phân chia giữa các dụng cụ nhà bếp
  • Tính thẩm mĩ và thống nhất của thiết kế.
  • Đèn chiếu sáng.
  • Màu sắc

Thiếu hụt ngân sách

Thiếu hụt ngân sách

2./ Không phân chia khu vực chức năng

Mỗi không gian bếp nên chia thành 5 khu vực chính:

  • Khu vực để tích trữ đồ ăn (tủ đồ khô)
  • Vị trí lưu trữ đồ dùng (nồi niêu xoong chảo…)
  • Khu vực chuẩn bị & chế biến thức ăn
  • Chậu rửa
  • Khu vực nấu.
Xem thêm:  Bí quyết tạo không gian thoáng mát và tiện nghi với bếp trần dốc

Không phân chia khu vực chức năng

Không phân chia khu vực chức năng

3./ Nguyên tắc “tam giác “không được áp dụng

Nguyên lý tam giác trong thiết kế nhà bếp là các khu vực như: tủ lạnh, bồn rửa chén, lò nướng được phân bổ trong một hình tam giác. Các khu vực trong phòng bếp phải được phân bổ theo một trình tự. Trong trường hợp người thuận tay phải chúng ta đi theo chiều kim đồng hồ và đối với người thuận tay trái thì theo hướng ngược lại.

Ngoài ra, khoảng cách tương ứng từ tủ lạnh, bồn rửa chén và lò nướng cũng rất quan trọng. Vì vậy, bạn cần để ý khi thiết kế hoặc cải tạo nhà bếp.

Nguyên tắc “tam giác “không được áp dụng

Nguyên tắc “tam giác “không được áp dụng

Lời khuyên: khoảng cách quá nhỏ hay quá lớn giữa bếp và bồn rửa chén, cũng như giữa bồn rửa chén và tủ lạnh, điều này rất bất tiện. Vì vậy bạn cần phân chia khoảng cách giữa các khu vực sao cho hợp lý

Nguyên tắc “tam giác “không được áp dụng

Nguyên tắc “tam giác “không được áp dụng

4./ Chiều cao của tủ bếp không phù hợp (quá cao hoặc thấp)

Một giải pháp hiệu quả cho “phòng bếp” lớn là bạn có thể sử dụng một bàn dài. Với thiết kế như vậy, bạn sẽ có không gian trống ở mỗi bên để lưu trữ thực phẩm hoặc đồ dùng nhà bếp của bạn. Chiều cao của mặt bàn, diện tích tương ứng và vị trí thiết bị của chúng cũng rất quan trọng.

Chiều cao của tủ bếp không phù hợp (quá cao hoặc thấp)

Chiều cao của tủ bếp không phù hợp (quá cao hoặc thấp)

Lời khuyên: Chiều cao tủ bếp phải phù hợp với chiều cao của bạn. Nghĩa là thấp hơn 10 – 15 cm so với chiều cao khuỷu tay, với dung sai vài cm.

5./ Sử dụng tủ bếp đơn và dài trong thiết kế

Thiết kế hệ thống tủ bếp với bố cục hàng dài là sai lầm. Vì người sử dụng bếp phải vượt qua khoảng cách quá dài. Cách bố trí này không tuân theo quy tắc tam giác nhà bếp. Vì vậy nó làm suy yếu chức năng của không gian. Đồng thời cũng làm cho người sử dụng di chuyển rất nhiều. Tuy nhiên, nếu duy trì khoảng cách phù hợp giữa các khu vực thì công việc thực hiện sẽ dễ dàng hơn.

Xem thêm:  Bí quyết trang trí nội thất nhà bếp đẹp mắt và tiện nghi

Lời khuyên: bạn nên thiết kế bếp có dạng chữ U, L hoặc G sẽ thuận tiện nhất.

Sử dụng tủ bếp đơn và dài trong thiết kế

Sử dụng tủ bếp đơn và dài trong thiết kế

6./ Đặt thiết bị sai vị trí

Lắp đặt lò nướng hoặc lò vi sóng phía trên của máy rửa chén là một ý tưởng tồi, bởi vì hơi nước bốc lên từ máy rửa chén sẽ làm hư hỏng thiết bị của bạn.

Hoặc bố trí bồn rửa đối diện với bếp nấu. Đây cũng là điều kiêng kỵ. Vì theo phong thủy, lửa và nước khắc nhau, không nên đặt đối diện nhau

Đặt thiết bị sai vị trí

Đặt thiết bị sai vị trí

7./ Cách sắp xếp không hợp lý

Dụng cụ thiết bị, đồ dự trữ, đồ ăn hay chén dĩa nhà bếp, nên được sắp xếp một cách tiện nghi nhất có thể. Vì những khu vực này luôn được sử dụng hàng ngày. Điều này giúp duy trì và cải thiện việc sử dụng nhà bếp một cách hiệu quả.

Quan trọng hơn nữa là bạn phải quan tâm đến khu vực tủ bếp. Hãy chắc chắn rằng, tủ bếp được thiết kế nơi bạn có thể dễ dàng cho mọi thao tác nhất. Bạn cũng không nên đặt quá nhiều dụng cụ trên mặt  bàn, nó sẽ khiến cho phòng bếp của bạn trở nên bề bộn và xấu xí.

Cách sắp xếp không hợp lý

Cách sắp xếp không hợp lý

Lời khuyên:

Hoạch định theo chiều ngang là rất quan trọng trong thiết kế nhà bếp. Những thứ ít khi sử dụng nên đặt vào tủ kho, hoặc trên cao của tủ bếp tuỳ vào diện tích hoặc sở thích của bạn. Tủ bếp góc thường được thiết kế đặc biệt. Bên trong tủ là hệ thống thiết bị tiện ích thông minh. Các ngăn kéo góc xoay có thể kéo ra để thao tác thuận tiện.

Cách sắp xếp không hợp lý
Cách sắp xếp không hợp lý

8./ Thiếu ánh sáng

Nhà bếp luôn đòi hỏi một lượng ánh sáng thích hợp để thao tác hàng ngày. Ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo luôn được sử dụng trong thiết kế nhà bếp. Vì vậy, khi thiết kế phòng bếp nên chú ý đến chiếu sáng. Ngoài đèn chiếu sáng tổng thể cho phòng bếp, bạn cần lắp đặt thêm các đèn Led nhỏ để bổ sung một số khu vực của tủ bếp.

Xem thêm:  Thiết kế bếp đảo đẹp cho không gian sống hiện đại

Chất lượng ánh sáng rất quan trọng. Vì bếp là khu vực chúng ta sử dụng hằng ngày. Ánh sáng chính không nên quá mạnh. Bạn nên chọn đèn vàng phối hợp ánh sáng trắng. Vì nếu ánh sáng trắng quá nhiều sẽ không tốt cho mắt. Ánh sáng vàng quá nhiều thì cảm giác nóng bức.

Thiếu ánh sáng

Thiếu ánh sáng

9./ Thiếu ổ cắm điện. Ổ cắm ở vị trí bất tiện

Khi chọn vị trí ổ cắm điện trong phòng bếp, bạn nên tính toán cụ thể số lượng thiết bị gia dụng cần kết nối. Bạn nên lưu ý rằng ổ cắm được thiết kế cho các thiết bị lớn như tủ lạnh, lò nướng hay máy rửa chén cũng như các thiết bị nhỏ như ấm đun nước v.v…cần được tính toán kĩ càng, để tránh việc thiếu hụt trong quá trình sử dụng.

Thiếu ổ cắm điện. Ổ cắm ở vị trí bất tiện

Thiếu ổ cắm điện. Ổ cắm ở vị trí bất tiện

10./ Sử dụng vật liệu không hợp lý

Khi lên kế hoạch xây dựng một ngôi nhà, bạn không nên cho rằng thiết kế bếp là việc sau cùng. Bạn cần hình dung nhà bếp của bạn sẽ trông như thế nào, để lên kế hoạch cho các thiết bị điện tử, hệ thống kỹ thuật.

Ví dụ: sàn gỗ sẽ không phù hợp với phòng bếp, vì lý do ẩm ướt. Bạn nên sử dụng sàn bằng gạch, sàn đá v.v…

Nhà bếp là một khu vực tiện ích cho mọi gia đình. Là nơi thắp lửa cho hạnh phúc. Do đó, vật liệu nhà bếp và tiện ích tủ bếp nên được lựa chọn mang tính thiết thực và hữu dụng. Vì vậy khi thiết kế nhà bếp, chúng ta cần tham khảo những kinh nghiệm làm tủ bếp và tránh những sai lầm trên.

Trên đây là bài viết tổng hợp 10 lỗi thường gặp khi thiết kế bếp cần tránh, Tiện Nghi VN hy vọng rằng bài viết sẽ giúp bạn tránh được những sai lầm và có một không gian bếp đẹp và tiện lợi nhất.