Tiện Nghi VN giới thiệu đến bạn sự độc đáo của phong cách thiết kế công nghiệp. Với những sản phẩm được thiết kế đẹp mắt, tiện dụng và chất lượng cao, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm tuyệt vời. Hãy cùng khám phá và trải nghiệm sản phẩm của chúng tôi ngay hôm nay!

Hiện nay, chúng ta dễ dàng bắt gặp phong cách thiết kế công nghiệp (Industrial) ngoài đường phố, trong quán cà phê, homestay hay nhà ở. Với đặc tính thô sơ và đa chức năng, Industrial mang đến cho bạn nét cá tính, độc đáo và mang đậm chất cá nhân. Nếu bạn là một người thích sự chân thật trần trụi, đây là xu hướng dành riêng cho bạn.

Khám phá sự độc đáo của phong cách thiết kế công nghiệp

Nguồn gốc của phong cách thiết kế công nghiệp (Industrial)

Nguồn gốc của phong cách thiết kế công nghiệp (Industrial)

Phong cách thiết kế công nghiệp nhà ở căn hộ chung cư ngày nay đã trở nên phổ biến hơn. Chúng cũng dễ dàng được chấp nhận hơn, và được ưa chuộng hơn bởi giới trẻ. Tất nhiên phong cách industrial cho nhà ở hoặc căn hộ cũng được biến tấu để nhẹ nhàng hơn. Những mảng tường, trần phơi bày kết cấu “trần trụi” đôi khi lại là điểm nhấn độc đáo trong nội thất.

Nguồn gốc của phong cách thiết kế công nghiệp (Industrial)

Industrial xuất hiện vào những năm đầu của thế kỷ 20, đây là khoảng thời gian sau khi cuộc cách mạng tại Châu Âu suy thoái nghiêm trọng. Các xưởng công nghiệp bỏ hoang khá nhiều nên được người dân tái chế và biến chúng thành căn hộ tiện dụng.

Xem thêm:  8 yếu tố thiết kế nội thất đẹp như ý muốn

Nguồn gốc của phong cách thiết kế công nghiệp (Industrial)

Mới ban đầu, các thiết kế còn khá đơn giản và có phần thô cứng. Dần dần các kiến trúc sư đã thêm và bớt một số chi tiết để phục vụ cuộc sống đầy đủ tiện nghi cho người dùng. Và chính thế, từ những nét đẹp hoang sơ, lạ mắt kết hợp cùng sự tiện nghi đã kích thích được một số bộ phận nhất định lựa chọn Industrial cho cuộc sống thường ngày.

Nguồn gốc của phong cách thiết kế công nghiệp (Industrial)

Những đặc điểm độc đáo của phong cách thiết kế công nghiệp

Mọi chi tiết trần trụi giữa không gian

Mọi chi tiết trần trụi giữa không gian

Mục đích nhắm vào những chi tiết thiết kế đơn giản nên phong cách công nghiệp thường để lộ nhiều vật dụng hơn. Đó có thể là những bức tường chưa hoàn thành, viên gạch cũ kỹ, đường ống kim loại, mảnh đá thô ghép lại với nhau hay những chiếc cửa sổ trần trụi,….

Những chi tiết thô sơ này đa phần được mô phỏng lại từ những khu công nghiệp xuống cấp để mang lại cảm giác chân thật và gần gũi.

Mọi chi tiết trần trụi giữa không gian

Nguyên liệu sử dụng trong thiết kế nội thất industrial

Nguyên liệu sử dụng trong thiết kế nội thất industrial

Xu hướng của phong cách thiết kế này đề cao thoải mái và đơn giản. Vì thế trong các thiết kế của Industrial bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những chiếc bàn gỗ thô mộc, kệ gỗ hay tủ gỗ. Tất cả đều mang màu tự nhiên nguyên thuỷ trong từng thớ gỗ đem lại giá trị thẩm mỹ cao. Bên cạnh gỗ, gia chủ còn dễ dàng nguyên liệu sắt, thép cho một số chi tiết để làm điểm nhấn cho ngôi nhà thêm cá tính.

Xem thêm:  5 ý tưởng trang trí phòng ngủ đẹp mê ly

Mọi chi tiết đơn giản và dễ hiểu

Mọi chi tiết đơn giản và dễ hiểu

Đây chính là một trong những lý do khiến phong cách thiết kế công nghiệp được ưa chuộng nhiều nhất hiện nay. Mọi chi tiết đều mang vẻ thô mộc nhưng mang đầy ẩn ý, diện tích sàn lớn, các chi tiết nhỏ và khá ít để không chiếm không gian bề mặt.

Mọi chi tiết đơn giản và dễ hiểu

Các yếu tố trong công nghiệp thường mạnh mẽ vì thế bạn không cần phải lạm dụng nhiều chi tiết trang trí. Chỉ cần làm nổi bật một số khu vực trong trung tâm, chẳng hạn như: Chiếc xe đạp mô hình trên tường hoặc những chiếc ghế đẩu bằng thép bày trí trong gian bếp.

Mọi chi tiết đơn giản và dễ hiểu

Không gian mở mang đến sự thoải mái

Hầu hết mọi người đều mong muốn sống trong căn hộ có đầy đủ những yếu tố tự nhiên. Và yếu tố này chính là bản chất của phong cách thiết kế công nghiệp, bởi trước đây chúng là những khoảng không gian rộng lớn từ các nhà máy. Chính vì thế, khi đem phong cách thiết kế này vào nhà ở cần tạo nên những chiếc cửa sổ trần, mảng kính trong suốt. Cùng mảng tường cao để mở rộng thêm không gian và tạo cảm giác thông thoáng hơn.

Không gian mở mang đến sự thoải mái

Các căn phòng phục vụ đa chức năng: Tiếp khách, bếp ăn, bàn căn và khu vực sinh hoạt chung, tất cả không có ranh giới và có thể hoà là một. Hơn thế nữa là khu vực cây xanh và balcony cho mọi người trong căn hộ có được địa điểm hưởng thụ trọn thiên nhiên tươi đẹp.

Xem thêm:  Sự tiện nghi và sang trọng khi sử dụng mẫu bàn làm việc cao cấp

Màu sắc chủ đạo trong thiết kế

Trắng, xám, navy, đen hay gỗ nâu sậm là những màu chủ đạo thường được dùng trong phong cách thiết kế công nghiệp. Các màu trung tính toát lên vẻ cứng cáp lẫn đơn sơ,mộc mạc xen lẫn độc đáo và thú vị như chính những nhà máy ở thế kỷ trước. Nếu bạn không thích những màu trung tính như trên, có thể thay đổi phá cách bằng những gam màu ấm áp hơn nhưng cẩn thận đừng quá lạm dụng chúng.

Màu sắc chủ đạo trong thiết kế

Tiện Nghi VN giới thiệu đến bạn sự độc đáo của phong cách thiết kế công nghiệp, mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho không gian sống của bạn.