Tiện Nghi VN mang đến cho bạn giải pháp thiết kế phòng cách âm, giúp tạo không gian yên tĩnh và thư giãn tại nhà. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn sự hài lòng và trải nghiệm tuyệt vời.

Kiến thức về cách âm tại nhà

Những hướng dẫn thiết kế phòng cách âm tại nhà sau đây sẽ giúp bạn có được những kiến thức cơ bản và tự tạo cho mình một không gian như ý muốn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Kiến thức về cách âm tại nhà

Thiết kế phòng cách âm tại nhà và xử lý âm tần số thấp

Nếu bạn cần một không gian tách biệt với thế giới bên ngoài để xem phim, karaoke hoặc nghe nhạc thì phòng cách âm là lựa chọn tối ưu. Tuy nhiên, việc tự thiết kế không gian này tại nhà sẽ khó khăn và không dễ thực hiện. Bài viết này sẽ hướng dẫn thiết kế nội thất phòng cách âm tại nhà cho bạn.

Có rất nhiều cách để thiết kế phòng cách âm tại nhà, bạn có thể lựa chọn một trong những cách dưới đây:

Thiết kế phòng cách âm tại nhà và xử lý âm tần số thấp

Trong những không gian nhỏ để nghe nhạc, xem phim tại nhà, thường tiếng bass trong phòng sẽ dội ra bên ngoài rất khó chịu. Các bạn có thể xử lý tiếng bass này bằng cách dùng traps bass.(làm giảm sự cộng hưởng của âm thanh ở tần số thấp).

Đặt loa và dàn máy nghe nhạc trên chân kim loại để chống rung. Phía dưới các chân côn, bạn đặt một tấm thảm tiêu âm xuống sàn nhà. Nên đặt gần khu vực cặp loa và kéo dài đến phía trước người nghe.

Xem thêm:  Hai căn hộ tuyệt đẹp theo phong cách Scandinavian của gia đình trẻ

Thiết kế phòng cách âm tại nhà và xử lý âm tần số thấp

Nếu bạn nghe tiếng âm thanh vẫn còn dội, thì cần trang bị thêm các vật liệu cách âm. Mút gai tiêu âm dùng để hút âm trầm. Dán tấm mút này lên mặt tường hoặc mặt trần. Các góc tường và trần cũng là nơi phản xạ tiếng trầm. Bạn có thể dùng traps bass dạng góc cho các vị trí đó.

Thiết kế phòng cách âm tại nhà và xử lý âm ở tần số trung/ cao

Thiết kế phòng cách âm tại nhà và xử lý âm ở tần số trung/ cao

Âm thanh ở tần số trung hoặc cao sẽ tạo ra cảm giác âm thanh chát chúa, oang oang nghe không êm tai. Để thiết phòng cách âm theo trường hợp này bạn vẫn có thể dùng mút gai tiêu âm nhưng có độ dày hơn và diện tích dán rộng hơn. Hoặc nếu có điều kiện, bạn có thể sử dụng mút trứng dạng cao su vừa cách âm, vừa chống rung.

Đây là 2 loại vật dụng cách âm trong phòng nghe tần số cao rất tốt. Và hãy nhớ rằng hãy thi công vật liệu cách âm ôm sát tường để không có khe hở, vì nếu để lọt khe ở âm thanh sẽ tràn ra ngoài.

Một số phương pháp cách âm khác

Sử dụng màn, rèm cửa

Sử dụng màn, rèm cửa

Thay vì dùng các vật liệu cách âm mua bên ngoài tốn kém, tại nhà bạn có thể tận dụng những tấm rèm. Rèm vải phải mềm và dày. Vải càng xù xì càng tốt. thiết kế dọc theo các bức tường. Các cửa sổ lớn bằng kính cũng nên được che bằng rèm vải để tránh dội âm. Đây cũng được coi là một cách thiết kế phòng cách âm tại nhà hiệu quả. Bởi rèm khá thông dụng, hiệu quả hút âm tầm trung/ cao cũng khá tốt. Chọn loại rèm càng dày, mềm, diện tích lớn khả năng hút âm càng cao. Tuy nhiên đây là biện pháp tạm thời nếu bạn không muốn tốn kém chi phí.

Xem thêm:  Những mẫu thiết kế bếp hiện đại và tiện nghi

Sử dụng màn, rèm cửa

Tách rời 2 lớp tường

Khi âm thanh đi vào một lớp vật liệu, một phần năng lượng sẽ hấp thu và phần khác bị dội lại. Để gia tăng sự hấp thu này bạn có thể trang bị thêm giữa 2 lớp tường là một lớp bông sợ thủy tinh hoặc cao su non. Khoảng cách giữa chúng càng dày càng tốt. Để tán âm tốt, bạn có thể sử dụng những bề mặt lồi lõm được gia công từ mút hoặc gỗ, hoặc kết hợp giữa gỗ và vải với cao độ lồi lõm khác nhau. Ngoài ra còn có các vật liệu gỗ cách âm chuyên dụng với nhiều độ dày khác nhau. Bạn có thể sử dụng để ốp vách, tạo khoảng trống cách âm giữa các không gian.

Tách rời 2 lớp tường

Cách âm tuyệt đối tại các khe hở

Trong mỗi căn phòng đều tồn tại những khe hở tại phần nối giữa tường và cánh cửa. Âm thanh sẽ dàng đi qua các khe này và tràn ra bên ngoài. Chính vì thế bạn nên lấp đầy khoảng không gian trống bằng mút cách âm hoặc vải.

Cách âm tuyệt đối tại các khe hở

Chèn hợp chất cách âm vào khe giữa vách tường

Bằng cách sử dụng keo hoặc chất dính đàn hồi trang bị giữa các lớp tường, sàn nhà hoặc trần nhà. Chất liệu này có thể chuyển hoá năng lượng âm thành nhiệt. Với cách chèn hợp chất cách âm vào khe giữa vách tường, âm thanh tần số thấp sẽ bị hấp thu nhanh chóng. Vì thế cách thiết kế phòng cách âm tại nhà này sẽ phù hợp với những trường hợp có âm trần hoặc phòng chiếu phim trong nhà.

Xem thêm:  12 xu hướng thiết kế nội thất đáng chú ý trong năm nay

Lưu ý:

xử lý âm thanh tại các không gian nội thất khác nhau sẽ có những cách phù hợp riêng. Vì thế bạn không nên nhồi nhét quá nhiều cách thiết kế phòng cách âm tại nhà mà chúng tôi vừa nêu  trên vào cùng một không gian. Có thể chúng sẽ gây biến đổi âm thanh hoặc mất đi tính tự nhiên. Cách tốt nhất là hãy trang bị một hoặc 2 phương án và nghe thử trong vòng 5- 7 ngày. Sau đó chỉnh sửa nếu cần thiết.

Tiện Nghi VN cung cấp giải pháp thiết kế phòng cách âm, tạo không gian yên tĩnh và thư giãn tại nhà.