Nhu cầu thưởng thức âm nhạc và rạp xem phim gia đình tại gia ngày nay đã quá phổ biến. Hầu như trong các thiết kế căn hộ, nhà phố hay biệt thự đều đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên khi thiết kế phòng nghe nhạc xem phim gia đình, không phải các kts hay các nhà thiết kế đều được trang bị các kiến thức cơ bản về âm học. Đa số đều thiết kế một cách cảm tính, nghiêng về góc độ thẩm mỹ mà không hề quan tâm đến khía cạnh khác, vốn rất phức tạp của kỹ thuật âm thanh. Do đó sản phẩm khi thiết kế ra áp dụng vào thực tế, có những thiếu sót vô cùng to lớn.

Để hiểu sâu về vấn đề này, thực sự là một lĩnh vực phức tạp và kỳ công, đòi hỏi tính khoa học, kỹ thuật  và cả nghệ thuật nữa. Sau đây Tiện Nghi VN xin chia sẽ những kiến thức tổng hợp đã sưu tầm và đã trải nghiệm về lĩnh vực này.

Những khái niệm cơ bản về âm thanh hifi

Thưởng thức và tìm hiểu âm thanh tạo ra bởi bộ dàn hi-fi là mối quan tâm và niềm đam mê của các bạn nghe nhạc. Để đánh giá bộ dàn được chính xác, chúng ta cần có những khái niệm về chất lượng âm thanh. Sau đây là một số tiêu chí đánh giá về âm thanh hay được dùng khi đánh giá chất lượng bộ dàn hi-fi.

Âm sắcNói một cách đơn giản, âm sắc dùng để chỉ “màu sắc” của âm thanh. Mọi người thường nói, giọng ca này thật ấm áp, giọng nói kia quá mỏng… Tất cả nhằm ám chỉ sắc màu của thanh âm. Âm thanh cũng giống như ánh sáng, nó có màu sắc, song chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt, mà cảm nhận bằng đôi tai. Thông thường, âm sắc càng ấm áp, âm thanh càng trở nên mềm mại, dịu ngọt hơn; âm sắc càng lạnh lẽo, âm thanh càng trở nên khô cứng.

Những khái niệm cơ bản về âm thanh hifi

Âm sắc là nhân tố căn bản để chúng ta có thể phân biệt được sự khác nhau giữa các nhạc cụ hay giọng người. Nghe một nốt nhạc ta có thể phân biệt nó được tạo ra bởi đàn guitare, piano hay violin… đó chính là nhờ âm sắc của mỗi nhạc cụ khác nhau.

Xét trên góc độ vật lý, âm sắc của mỗi nhạc cụ hoặc giọng hát phụ thuộc vào cấu trúc và thành phần các hài âm (Harmonic). Âm sắc tái tạo đúng giúp người nghe cảm nhận chính xác được âm thanh của từng nhạc cụ, làm cho âm nhạc trở nên tự nhiên hơn, quyến rũ hơn.   Điều này cũng tương tự trong thế giới thiết bị hi-fi. Bạn có thể nói rằng, dàn máy này nghe ấm áp, ngọt ngào, dàn máy kia tiếng tối, khó… Tuy mỗi người cảm nhận âm sắc không hoàn toàn giống nhau, song về cơ bản không thể nói rằng nóng là lạnh. Đó chính là sự thống nhất chung của chúng ta về âm sắc.

Những khái niệm cơ bản về âm thanh hifi

Tầng âm và trường âmTầng âm (sound stage) và trường âm (sound field) là hai khái niệm dễ nhầm lẫn và khó có sự phân biệt rạch ròi. Nói một cách đơn giản, trường âm là độ rộng của không gian âm thanh và tầng âm là tầng lớp được tạo ra bởi một nhóm các nhạc cụ trong một sự sắp xếp nào đó trong không gian theo chiều sâu (trên sân khấu hay trong phòng thu). Trường âm cho ta cảm giác về độ vang, độ rộng hẹp và kết cấu kiến trúc của phòng hoà nhạc. Trong khi đó, tầng âm cho ta cảm giác các nhạc cụ trong dàn nhạc được bố trí như thế nào, các nhạc công ngồi ai trước ai sau trong không gian… Tầng âm và trường âm là hai yếu tố quyết định rất lớn tính hiện thực và độ hiện diện của âm thanh.

Do âm thanh tái tạo trong phòng nghe của bạn bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự không đều trong đáp tuyến tần số của các thiết bị khuyếch đại, cũng như đặc tính âm học của phòng nghe và vị trí đặt loa… nên tầng âm và trường âm cũng rất đa dạng. Cùng một bộ dàn với những thiết bị giống hệt nhau nhưng được bố trí ở hai phòng khác nhau về kích thước, về vị trí đặt loa, về bố trí đồ đạc… sẽ tạo những tầng âm và trường âm rất khác nhau và hiệu quả, xúc cảm khi thưởng thức âm nhạc cũng rất khác nhau. Tất nhiên, hoàn hảo nhất là tầng âm phải giống như nguyên mẫu của bản ghi âm gốc. Tầng âm và trường âm được tái hiện tốt, bạn sẽ có cảm giác như có thể “chạm tay” vào người ca sĩ hay người nhạc công đang trình diễn.

Mật độ hay sự chặt chẽ của âm thanh   Mật độ còn được gọi là độ đậm đặc, bạn hãy hình dung nó giống như một gram xốp và một gram chì. Cùng một trọng lượng nhưng mật độ vật chất của một gram chì cao hơn nhiều. Vậy “mật độ âm thanh” được cảm thấy như thế nào? Đó chính là sự chặt chẽ trong tiếng cello khi chơi ở phần trầm, ta cảm nhận được độ dính của archet và dòng chảy của sợi dây đàn, hoặc sự đầy dặn đầy ấp tiếng hơi của đàn kèn đồng, tiếng va đập và cộng hưởng tưng bừng của bộ gõ và giọng hát tràn đầy sinh lực… Tất cả các nhạc cụ đều thể hiện tính chặt chẽ trong âm thanh. Tính chất này ít nhiều chịu ảnh hưởng của việc cung cấp nguồn điện cho hệ thống có đủ hay không và đáp tuyến tần số trung và trầm của các thiết bị có tác động rất lớn đến cảm giác chặt chẽ của âm thanh. Vậy ý nghĩa của mật độ và sự chặt chẽ trong âm thanh được tái tạo đúng là gì? Đó là việc nó làm cho giọng hát và nhạc cụ phát ra âm thanh trung thực, tiềm tang nội lực và sáng tạo hơn.

Độ trong trẻoNếu như bạn có đôi chút kinh nghiệm, bạn sẽ nhận ra rằng một số dàn máy có âm thanh trong như pha lê, nhưng cũng có dàn máy tiếng rất đục, âm thanh bí, không thoát. Trong trẻo là một yếu tố rất quan trọng đối với âm thanh đẹp. Độ trong trẻo cao của cả dàn máy giúp ta nghe được những chi tiết âm thanh dù rất nhỏ trong bản nhạc, sự trong trẻo còn giúp ta tạo ra âm nhạc mềm mại và dịu êm, không gây mệt mỏi; thiếu độ trong, âm nhạc được tái tạo sẽ mang vẻ nặng nề, tù túng… làm ta nghe không thoải mái, dễ mệt mỏi. Độ trong của âm thanh phụ thuộc nhiều vào khả năng tái tạo dải tần số trung, trung cao và treble trong đáp tuyến tần số. Những thiết bị tác động mạnh nhất đến độ trong trẻo của âm thanh là loa, ampli và dây nối.

Tính sống độngSự sống động làm bạn cảm thấy nhạc không phải là thứ nhạc giả tạo mà có cảm giác là đang thưởng thức nhạc sống. Nó là một nhân tố rất quan trọng đối với nhạc tính của một dàn máy, sự sống động phụ thuộc nhiều vào chất lượng của từng thiết bị của bộ dàn. Nhìn chung, các thiết bị có khả năng tạo ra âm thanh trong sáng, rõ ràng, mạnh mẽ… thì sẽ tạo được tính sống động cao. Các bộ âm sẽ làm ảnh hưởng tới độ sống độn của âm thanh, hồi tiếp âm càng nhiều, độ sống động càng giảm. Chính vì vậy, nhiều hãng trên thế giới hiện nay thiết kế những ampli chất lượng cao thường không hoặc sử dụng rất ít hồi tiếp âm để nang cao độ sống động và tính trung thực của âm nhạc.

Độ ổn định về không gian của âm thanhĐộ ổn định về không gian là khả năng không bị thay đổi tầng âm, cũng như vị trí các nhạc cụ và giọng hát trong không gian khi có sự di chuyển vị trí ngồi nghe. Các bạn thường thấy nếu ta ngồi nghe ở vị trí trên trục chính giữa hai loa thì có cảm giác âm nhạc phát ra không phải từ hai chiếc loa mà từ “đâu đó” ở khoảng không gian giữa hai loa.

Nếu độ hội tụ và ổn định về không gian không tốt sẽ dẫn đến hình ảnh âm thanh bị phá vỡ. Ta sẽ cảm thấy các nhạc cụ và giọng hát “bay” lung tung khắp phòng, làm mất đi sự tập trung chặt chẽ vốn có trong không gian. Một trong những nguyên nhân đầu tiên phá vỡ sự ổn định là do không kiểm soát được âm thanh trực tiếp phát ra từ loa và âm thanh phản xạ từ môi trường nghe (phòng nghe). Các thiết bị của bộ dàn, chất lượng loa, vị trí đặt loa và đặc biệt là kết cấu phòng nghe nhạc ảnh hưởng rất lớn đến tính ổn định của âm thanh. Loa bố trí đứng, phòng nghe được sử lý tiêu âm tốt, hạn chế các sóng phản xạ là nhữngnhân tố quyết định đến độ ổn định, độ nổi của âm thanh.

Vị trí người nghe đến vị trí của loa
Vị trí người nghe đến vị trí của loa
Cách thiết kế & bố trí loa đối với bộ dàn vừa xem phim vừa nghe nhạc ( đa kênh)
Cách thiết kế & bố trí loa đối với bộ dàn vừa xem phim vừa nghe nhạc ( đa kênh)

 Độ chi tiết của âm thanh Thật dể hiểu, ai đã từng sử dụng máy vi tính hay xem tivi đều sẽ hiểu độ phân giải là gì. Khả năng thể hiện từng chi tiết khác bịêt của mỗi một thiết bị hình ảnh chính là độ nét hay độ phân giải của thiết bị đó. Tương tự như vậy, khả năng tái hiện cho thấy sự khác biệt rất nhỏ trong âm thanh của từng nhạc cụ trong bản nhạc, dù chỉ là chút ít gọi là độ chi tiết của âm thanh.

Tốc độ và đáp ứng quá độ nhất thời Âm thanh thể hiện sự đáp ứng nhất thời tốt là khả năng tách biệt các nốt nhạc trước và sau một cách dứt khoát không bị “dính” vào với nhau. Tốc độ và khả năng đáp ứng nhất thời của một bộ dàn thể hiện rất rõ ở khu vực tiếng trầm. Nếu không có tốc độ đáp ứng tốt, các tiếng bass sẽ bị “nhoè” vào nhau, tiếng trước chưa dứt thì tiếng sau đã đè lên, làm cho người nghe không phân biệt được từng tiếng bass một cách rõ ràng mà chi nghe thấy một khối âm thanh ầm ì, lẫn lộn. Nhân tố tác động mạnh nhất đến tốc độ và khả năng đáp ứng nhất thời của hệ thống chính là loa. Một cặp loa tốt sẽ tách được các tiếng bass một cách rõ ràng, dù dòng tiếng bass có được chơi rất nhanh. Ngược lại, với những cặp loa subwoofer loại xem phim đem ra để nghe nhạc, bạn sẽ dễ dàng thấy tiếng trầm từ subwoofer như chỉ có mỗi một nốt “ùm, ùm” và tiếng trước “trèo” lên tiếng sau.

 Độ tương phản và dải rộng của âm thanh Độ tương phản về âm lượng là sự so sánh giữa các mức âm lượng phát ra từ một bản nhạc. Chúng ta biết độ tương phản của một bản nhạc cổ điển là rất lớn, có nghĩa rằng mức chênh lệch giữa mức âm mạnh nhất (Fortissino) và yếu nhất (Pianissimo) của cường độ âm thanh là rất đáng kể. Một bộ dàn có dải dộng tốt sẽ có khả năng tái tạo lại độ tương phản âm thanh là rất đáng kể. Một bộ dàn có dải động tốt sẽ có khả năng tại tạo lại độ tương phản âm thanh một cách hoàn hảo. Ngược lại, nếu dải động hẹp, âm nhạc sẽ có vẻ như bị gò bó, không tự nhiên thoải mái.

Tỷ lệ giữa các nhạc cụ và giọng hát:  Độ của từng nhạc cụ là bao nhiêu? Giọng hát nên ở mức nào? Điều này luôn là câu hỏi đối với dân nghiền hi-fi. Thật lý tưởng, nếu kích cỡ được thi nhỏ lại bằng tỉ lệ từ sàn diễn đến phòng nghe của chúng ta. Tuy nhiên, điều này không thể xảy ra trên thực tế. Hãy lấy ví dụ, khi một cây đàn piano song đấu cùng với cây violin. Nếu như âm lượng của cây violin không được đẩy lên trong quá trình thu âm, cây violin sẽ bị “chết chìm” trong tiếng đàn piano. Do vậy khi thu âm, người ta sẽ phải điều chỉnh theo một vài tỷ lệ nhằm thu nhỏ kích cỡ nhạc cụ và âm lượng của giọng hát sao cho phù hợp. Một bộ dàn có âm thanh tốt sẽ thể hiện được đúng những tỷ lệ này, có nghĩa là đem lại một sự hài hoà giữa các nhạc cụ và giọng hát cho người nghe.

Đặc tính của thiết bị và sự phối hợp Một thiết bị trong bộ phận dàn hi-fi cũng giống như một con người, đều có những “cá tính” riêng. Có thiết bị phát ra âm thanh sôi nổi, thân thiện, đam mê lại có những thiết bị có âm thanh sang trọng, tươi sáng… Do đó, có thể nói, sự phối hợp các thiết bị với nhau giống như cuộc hôn nhân, chúng ta nên hết sức thận trọng nhằm đạt được những đặc tính mình muốn. Đôi khi cần phải phát huy hoặc giảm một vài đặc tính nào đó cho các thiết bị trở nên phù hợp với nhau. Điều quan trọng nhất mà bạn cần nhớ là không phải cứ chọn mua tòan thiết bị đắt tiền rồi ghép với nhau là được một thiết bị hoàn hảo, mà bạn cần phải thực sự trải qua quá trình thí nghiệm phối hợp chúng với nhau một cách đúng đắn mới có thể tìm ra được kết quả tốt nhất.   Như vậy, bạn đã có một số khái niệm cơ bản về âm thanh hifi trước khi chọn lựa và mua sắm cho mình một bộ giàn âm thanh phù hợp với mình theo các hướng dẫn dưới đây.

Phần I:  Bí quyết chọn loa tốt Âm nhạc bạn hay nghe có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình lựa chọn loa. Nếu bạn thường xuyên nghe nhạc giao hưởng, hợp xướng hay guitar cổ điển thì một cặp loa mini monitor sẽ là lựa chọn tốt nhất. Trái lại, người nghe nhạc rock lại cần sức mạnh, dải tần thấp rộng và công suất bass của một hệ thống loa đứng mạnh mẽ. Mỗi cặp loa khác nhau có điểm mạnh và yếu khác nhau. Bằng cách phối hợp đặc tính của loa với sở thích cá nhân của mình, hệ thống của bạn sẽ có chất lượng âm thanh tốt nhất trong thể loại nhạc bạn thích nghe.   Tuy có một số ngoại lệ, nhưng thông thường loa của những công ty chỉ sản xuất loa nhìn chung sẽ tốt hơn của những công ty làm nhiều thiết bị điện tử khác nhau. Đừng mua loa chỉ dựa trên thông số kỹ thuật. Một số sản phẩm có thể có một chỉ số rất tốt nhưng lại bỏ qua nhiều yếu tố quan trọng. Chất lượng của loa đòi hỏi một sự cân bằng giữa nhiều yếu tố, không thể phụ thộc vào những công nghệ “kỳ diệu” của các nhà sản xuất.

Bí quyết chọn loa tốt

Thương hiệu cũng không hẳn đảm bảo chất lượng. Nhiều hãng sản xuất nổi tiếng 20 năm về trước giờ đã không còn đủ sức cạnh tranh trên thị trường nữa. Có những hãng khác mà mọi người cho rằng “tên tuổi” thực chất lại cho ra những sản phẩm khá tệ. Nguyên do có thể họ đã bị mua bởi những tập đoàn đa quốc gia và chỉ muốn vắt kiệt từng đồng tiền từ cái tên nổi tiếng đó. Hoặc cũng có thể là nhà sản xuất đã quên mất lý tưởng về chất lượng của mình mà chỉ còn biết sản xuất hàng loạt vì lợi nhuận.

Có người tin rằng thùng loa càng to và càng có nhiều loa con thì càng tốt. Thực ra, ở cùng một giá tiền, nhiều lúc kích thước và con số loa con không liên quan gì tới chất lượng, thậm chí nhiều lúc trái ngược nhau. Một loa hai đường tiếng tốt chắc chắn sẽ hay hơn nhiều so với một loa cùng mức giá loại 4 đường tiếng to kềnh. Hai loa con loại tốt vẫn hơn hẳn 4 hay 5 loa con loại xoàng. Hơn nữa, thùng loa càng to, nếu không làm kỹ, càng khó tránh khỏi những rung động ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng âm thanh. Crossover của loa 4 đường tiếng sẽ đòi hỏi nhiều bộ phần khác nhau, trong khi loa 2 đường chỉ cần một ít linh kiện cao cấp. Kết quả, chiếc loa to có thể đem lại âm thanh khó nghe, trong khi loa nhỏ thì mang đầy nhạc tính. Nếu cả hai bộ loa to/nhỏ kia được quảng cáo trên cùng một catalog và có cùng một mức giá, nhìn chung những loa to sẽ bán chạy gấp nhiều lần loa nhỏ. Bởi nhiều người vẫn quan niệm rằng thùng loa càng nhiều bộ phận càng tốt.

Bí quyết chọn loa tốt

Tóm lại, bạn không nên khẳng định gì về một cặp loa cho tới khi bạn trực tiếp nghe nó. Đừng vội mua ngay bộ loa đầu tiên bạn nghe chỉ bởi vì cảm thấy nó hay, bởi bạn sẽ không thể gọi nó là hay nếu không đem so sánh nó với những đôi loa khác do chính bạn nghe thử. Ngoài ra, bạn nên mang theo nhiều đĩa nhạc ưa thích của mình. Hãy nhớ rằng, người bán hàng có rất nhiều kế hoạch ngầm nhằm che giấu nhược điểm của đôi loa, bởi mục tiêu của họ là bán được sản phẩm. Hơn nữa, nếu chỉ nghe thử những đĩa “thuốc” (đĩa có chất lượng audiophile), thì chưa chắc với những đĩa không đạt tiêu chuẩn audiophile sẽ có chất lượng âm thanh tương xứng. Dù vậy, đĩa nhạc chất lượng cao vẫn là một cách tốt nhất để phát hiện ra các đặc tính âm nhạc nổi bật của loa

Bí quyết chọn loa tốtBạn nên nghe thử bằng những đĩa nhạc mình hay nghe nhất, cũng như đem theo những đĩa thử nghiệm đã được chọn lựa kỹ để phô bày những khía cạnh của mọi đôi loa. Khi đang nghe thử bằng những đĩa nhạc mình hay nghe nhất, hãy quên chất lượng âm thanh đi mà tập trung vào việc cảm thấy mãn nguyện với âm thanh đó thế nào. Ngược lại, khi chuyển sang những đĩa thử nghiệm, hãy đánh giá thật kỹ chất lượng âm thanh. . Nên đến cửa hàng lúc vắng khách, khi đó, bạn có thể dành ít nhất một vài tiếng đồng hồ nghe thử. Một số loa mới nghe thì rất tuyệt, nhưng dần dần sẽ để lộ ra những điểm yếu của mình. Hơn nữa, đừng thử nghe quá hai bộ loa trong một lần đi “test”. Chẳng hạn, nếu bạn phải chọn lựa giữa 3 bộ loa, hay nghe thử hai bộ đầu trong lần thứ nhất, chọn lấy một bộ bạn cho là tốt hơn rồi quay lại sau để so sánh nó với bộ thứ ba.

Bạn có thể nghe bao nhiêu tùy thích (nhưng đừng nghe quá lâu) để đưa ra quyết định chính xác.

Bí quyết chọn loa tốt

Nên xem xét cả những thiết bị trong phòng nghe thử của cửa hàng, đảm bảo chúng ngang tầm với những thiết bị ở nhà mình. Tốt hơn hết là hãy đảm bảo sự tương đồng của các thông số kỹ thuật trước khi bạn thực hiện quá trình nghe thử. Dĩ nhiên, nơi tốt nhất để test là tại gia vì không bị áp lực về thời gian và có thể lắng nghe đúng những gì bạn sẽ được nghe sau này. Nhưng không phải mọi người bán hàng đều cho phép mang loa về nhà. Nếu có thể, hãy chỉ mang về thử nghiệm những bộ loa mà bạn thực sự khó có thể đưa ra quyết định cuối cùng nhất. .

Xem thêm:  Làm thế nào chọn màu sơn phù hợp cho phòng ngủ?

Nếu bạn thử nghiệm một hệ thống loa đa kênh thông qua cả phim và nhạc, hãy chú trọng tới khả năng trình diễn âm nhạc của nó. Âm thanh trong phim ảnh (những hiệu ứng đặc biệt, tiếng nổ, tiếng va chạm&hellip rất dễ làm bạn nhầm lẫn. Đối với một hệ thống loa thì việc tái hiện âm thanh thực (giọng hát, tiếng violin, guitar mộc và các nhạc cụ khác) là khó khăn hơn rất nhiều. Việc xác định sắc độ và độ chính xác của âm thanh từ loa sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều khi bạn đã có trải nghiệm nghe thử âm thanh thực và so sánh.

Phần 2: Kinh nghiệm mua amplifer Trên thị trường Việt Nam hiện tại có rất nhiều loại ampli, từ bán dẫn cho đến bóng đèn, từ second-hand cũ kỹ cho đến các loại ampli đời mới hào nhoáng. Để mua được ampli giá bình dân mà chất lượng tốt, bạn cũng cần phải có “mẹo”.

Xem hình thức ampli Hình thức bên ngoài của ampli tương đối dễ kiểm tra. Không nên chọn ampli bị trầy xước nhiều, mặc dù có thể không ảnh hưởng gì đến âm thanh nhưng không được hấp dẫn về thẩm mỹ. Thông thường các đời ampli bình dân mặt trắng đang bán trên thị trường là đời sản xuất đã lâu, cách nay chừng 15-20 năm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều người, ampli mặt trắng, đen hay vàng… cũng không quan trọng, bởi với số tiền “bình dân”, các bạn cần xác định mình đi mua âm thanh, chứ không nên đi mua hình thức.   Tuy nhiên, có một số điểm bên ngoài bạn cần chú ý khi kiểm tra, đó là các nút vặn có được đều tay, chặt chẽ hay không, các đầu giắc RCA tín hiệu mòn nhiều hay chưa? Bạn cũng nên lật đáy ampli lên xem. Nếu tấm tôn nơi đáy đã ố màu, không còn bóng sáng, không còn “bảy sắc cầu vồng” hoặc lem nhem mấy vết “hoa tay” thì chắc chắn đó là chiếc ampli đã bị tháo lắp nhiều lần.

Kinh nghiệm mua amplifer

Mở bên trong máy, các ampli công suất lớn, chất lượng cao, thuộc dòng “hàng kỹ” thường bao giờ cũng chắc nặng, có bộ biến thế nguồn lớn, tụ lọc nguồn có điện dung cao, chữ in màu nhũ vàng trên thân tụ. Các mạch in cần phải sáng bóng, không bị ố rỉ hoặc xỉn màu. Các linh kiện như tụ trở, con sò phải còn nguyên bản. Bộ sò công suất có tác động khá nhiều đến chất âm và công suất của ampli nên bạn cần kiểm tra kỹ. Các vết hàn “zin” ở chân sò thường tròn, có độ bóng vừa phải, có thể có một ít nhựa hàn lem ra xung quanh. Lưng sò nơi tiếp xúc với cánh tỏa nhiệt bao giờ cũng có một lớp mỡ màu trắng. Nếu sò còn nguyên bản, lớp mỡ này chuyển qua màu hơi vàng, nhẹ và thường hơi khô. Nếu sò đã thay, lớp mỡ thường ướt và trắng trơn.

Lựa chọn công suất amplifier Công suất đầu ra được đo bằng oát (watt) theo trở kháng của một bộ loa xác định, thay đổi từ khoảng 20W/kênh trong một ampli tích hợp cỡ nhỏ đến khoảng 1.000W/kênh trong khối ampli monoblock. Lựa chọn dải công suất đầu ra của ampli phù hợp cho các bộ loa, sở thích và phong cách nghe nhạc, bố trí phòng nghe và khả năng tài chính của người nghe là yếu tố quan trọng để có được âm thanh tốt nhất trên số tiền bỏ ra. Nếu ampli có công suất thấp hơn mức cần thiết, người chơi sẽ không nghe hết khả năng của hệ thống. Âm thanh sẽ bị “non” và thiếu độ động.

Ngược lại, nếu đầu tư nhiều tiền cho những bộ ampli công suất lớn hơn mức cần thiết, sự không tương thích nhiều khi sẽ mang lại những kết quả không mong đợi, ảnh hưởng tiêu cực đến các thiết bị còn lại trong bộ dàn, đặc biệt là cặp loa. Do đó, việc chọn đúng mức công suất cần thiết của ampli sao cho phù hợp với màn trình diễn của cặp loa là điều tối quan trọng.   Công suất cần thiết của ampli phụ thuộc đáng kể vào độ nhạy và trở kháng của loa, kích thước phòng nghe, đặc tính âm học của phòng và âm lượng (volume) mà người nghe mong muốn. Độ nhạy của loa là một trong những nhân tố quan trọng nhất khi lựa chọn công suất đầu ra tương ứng. Độ nhạy của loa xác định mức SPL (sound-pressure level) mà bộ loa sẽ tạo ra khi được cung cấp nguồn điện đầu vào nhất định.

Thử xem xét những thông số phổ biến trên loa như “88dB SPL, 1W/1m”. Điều đó có nghĩa là bộ loa sẽ tạo ra mức SPL là 88 decibel (dB) với một W nguồn điện đầu vào khi được đo ở khoảng cách 1m. Dù 88dB là âm lượng nghe vừa phải, nhưng khi chú ý nhiều hơn tới cách mà công suất liên quan đến mức SPL sẽ thấy chúng ta cần nhiều hơn một W để chơi nhạc.

Mỗi 3dB tăng lên của SPL yêu cầu tăng gấp đôi công suất đầu ra của ampli. Do đó, nếu bộ loa có độ nhạy 88dB tại 1W, thì chỉ có thể tạo ra 91dB với 2W, 94dB với 4W và 97dB với 8W… Như vậy, để tạo ra mức đỉnh 109dB, người chơi cần ampli có công suất đầu ra 128W.

Nếu người chơi có bộ loa với độ nhạy 91dB tại 1W/1m (chỉ 3dB cao hơn độ nhạy của bộ loa đầu tiên), thì chỉ cần một nửa công suất khuếch đại (64W) để tạo ra cùng âm lượng 109dB SPL. Một bộ loa với độ nhạy 94dB chỉ cần công suất 32W để tạo ra cùng âm lượng. Như thế, những bộ loa có độ nhạy cao hơn sẽ chuyển nhiều công suất của ampli hơn thành âm thanh.

Mối quan hệ giữa công suất đầu ra của ampli và độ nhạy của loa được mô tả ngẫu nhiên từ hơn 60 năm trước. Năm 1948, ông Paul Klipsch – người tiên phong về loa – đã mô tả âm thanh thực (live sound) của dàn nhạc giao hưởng khi tái tạo chúng bằng loa Klipschorn. Công suất đầu ra của ampli mà ông sử dụng là 5W. Klipschorn là bộ loa siêu nhạy (105dB SPL 1W/1m). Chúng sẽ tạo ra âm lượng rất lớn với công suất đầu ra của ampli rất thấp. Klipsch đã cố gắng chứng tỏ những bộ loa của ông có thể mô phỏng chính xác nhất chất lượng về tông và độ vang của dàn nhạc giao hưởng cỡ lớn.

Tầm quan trọng của độ nhạy loa cũng được mô tả bằng những ampli đèn ba cực nhạy mạch single-ended cho công suất chỉ 3W/kênh. Loại thiết bị này có thể tạo ra âm lượng vừa phải khi đánh những bộ loa có độ nhạy cao. Những minh họa về sự thay đổi của mức SPL và công suất đầu ra của khuếch đại cho thấy độ nhạy của loa ảnh hưởng lớn đến yêu cầu về mức công suất của ampli như thế nào. Thậm chí sự khác nhau về độ nhạy chỉ 2dB có thể dẫn đến sự thay đổi lớn trong yêu cầu công suất đầu ra của ampli.

Dễ nhận thấy rằng: khi tăng gấp đôi lượng công suất đầu ra sẽ tạo nên mức tăng âm lượng 3dB. Do đó, sẽ có sự khác nhau là 3dB giữa ampli 10W và ampli 20W. Nhưng 3dB cũng là sự khác nhau giữa ampli 500W và ampli 1.000W (dù công suất đầu ra chênh lệch nhau rất lớn giữa 500W và 1.000W hơn là giữa 10W và 20W). Đó là lý do tại sao người chơi cần quan tâm đến tỷ số của công suất đầu ra hơn là sự khác nhau về số W khi so sánh và lựa chọn ampli công suất cho hệ thống nghe nhạc.

Theo kinh nghiệm, điều đầu tiên bạn cần phải xác định khi nghe ampli là liệu nó có đủ khỏe để đánh được cặp loa  bạn đang có hay không. Để kiểm tra sức khỏe của ampli, bạn hãy lắng nghe phần trình diễn tiếng bass. Nếu tiếng  bass bị lỏng, bị chậm hay thiếu sức căng, sức nặng, thì ampli này có lẽ không thể đảm nhiệm được công việc đánh chiếc loa của bạn.

Tiếng bass yếu là báo hiệu của một chiếc ampli có công suất không đủ với loa. Một số dấu hiệu khác như: độ động thiếu, âm thanh bị rối nát khi nhạc lên cao trào, nhịp điệu không linh hoạt… cũng chứng tỏ ampli cung cấp dòng điện tín hiệu ra loa không đầy đủ. Để thử sức mạnh của ampli, trước tiên, bạn hãy nghe thử ở mức âm lượng vừa phải.

Chọn bản nhạc có dải động rộng, có thể là một bản nhạc cổ điển với dàn nhạc lớn hoặc nhạc hòa tấu với các đoạn cao trào có guitar bass đi kèm với tiếng trống lớn (kickdrum). Sau khi tai bạn đã quen với mức trung bình, hãy tăng volume để biết giới hạn âm lượng của chiếc ampli này. Để ý xem tiếng bass có vỡ không.

Nghe những tiếng trống lớn ở những đĩa nhạc có phần trăm căng mạnh. Yêu cầu đặt ra là ampli công suất phải thể hiện được sức căng, sự chính xác, tốc độ và chiều sâu khi âm lượng tăng lên. Khi tiếng bass trở nên chậm chạp, ướt át cũng là lúc bạn đã đẩy ampli lên điểm hoạt động giới hạn của nó. Nghe một lúc, bạn sẽ cảm nhận được khi nào ampli bắt đầu xuất hiện vấn đề.

Trong những điểm cao trào của âm thanh, liệu ampli có bị lúng túng quá không hay nó vẫn trình diễn một cách bình tĩnh. Hãy so sánh âm thanh của ampli ở các mức âm lượng cao và thấp. Nghe tiếng của các nhạc cụ hơi của bộ đồng (đặc biệt tiếng kèn trumpet), xem có bị chói chang khi volume lên cao hay không, sân khấu âm thanh có bị rối lúc nhạc lên cao trào hay không…

Một chiếc ampli tốt khi hoạt động gần hết công suất vẫn phải giữ được những cảm giác về không gian, về chiều sâu, về các tâm điểm âm thanh, trong khi vẫn thể hiện được một cách hài hòa, êm ái không khí chung của dàn nhạc. Hơn nữa, công suất đủ sẽ giúp ampli làm việc một cách dễ dàng, âm nhạc sẽ trở nên thú vị, hấp dẫn hơn.

Tất cả những vấn đề về sức mạnh của ampli liên quan đến các yếu tố như công suất ra theo thiết kế của ampli, khả năng cấp dòng điện vào cuộn dây loa, cũng như độ nhạy, trở kháng loa, kích cỡ phóng và mức độ lớn nhỏ của âm thanh bạn muốn nghe. Ngay cả khi không phải khai thác đến mức công suất tối đa thì những ampli khỏe vẫn tạo ra cảm giác về độ động, về khả năng làm việc nhẹ nhàng, tự tin hơn những ampli yếu.

Phần III: Kinh nghiệm mua đầu đọc CD: Đầu CD có thể coi là nguồn cung cấp tiếng đầu tiên trong quy trình xử lý âm thanh của 1 bộ dàn nghe nhạc… Thông thường, đầu đọc đơn 1 đĩa có chất lượng tốt hơn, do cơ chế hoạt động của nó đơn giản nhưng lại được thiết kế khá kỹ.

Còn đầu đọc nhiều đĩa được sản xuất chủ yếu phục vụ thị trường bình dân, sử dụng linh kiện chất lượng thấp và được bán với giá cạnh tranh.   Với sự xuất hiện của hai định dạng âm thanh mới là SACD và DVD-Audio cũng như sự phục sinh của đĩa than, nhiều người chơi âm thanh có xu hướng hoài nghi về tương lai của đĩa CD trong vài năm tới. Tuy nhiên, có một thực tế là cả các nhà sản xuất thiết bị âm thanh lẫn các nhà sản xuất chương trình đều đang và sẽ tiếp tục tập trung khai thác thị trường CD truyền thống.

Theo số liệu điều tra của tổ chức RIAA, trong tháng 5/2005, toàn nước Mỹ có có tới 756 triệu đĩa CD được bán ra, trong khi đó chỉ có 400.000 đĩa DVD-Audio và 1.300.000 đĩa SACD được người tiêu dùng chấp nhận! Có nghĩa là trong 445 đĩa tiếng được bán trên thị trường thì chỉ có 1 đĩa DVD-A hay SACD, còn lại là đĩa CD. Đây gần như là một tỷ lệ áp đảo tuyệt đối khiến cho người ta vẫn coi CD là “vua” trong thời điểm hiện tại và có lẽ, trong nhiều năm nữa.

Kinh nghiệm mua đầu đọc CD

 Với những ưu thế hiển nhiên của đĩa CD như giá thành rẻ và nhiều chương trình, đầu đọc CD đã trở thành một thiết bị âm thanh không thể thiếu trong mỗi bộ giàn âm thanh gia đình. Bạn có thể dùng đầu đọc DVD hoặc đầu đọc đa năng để chơi đĩa CD, nhưng đó chỉ là giải pháp tình thế. Trong các đầu đọc đa năng, việc thiết kế tích hợp các mạch audio lẫn video trong cùng một bo mạch sẽ gây nên hiện tượng can nhiễu và không thể đem lại chất lượng âm thanh như đầu đọc CD chuyên dụng.

Theo kinh nghiệm của nhiều người chơi âm thanh, một đầu đọc đa năng hay đầu đọc SACD khi được dùng để đọc đĩa CD chỉ mang lại chất lượng âm thanh tương đương với một chiếc đầu đọc CD chuyên dụng có giá tiền chỉ bằng một phần ba hoặc một nửa. Vì vậy, đầu đọc CD vẫn là một sản phẩm hiện đang “hút hàng” và các hãng sản xuất thiết bị âm thanh ngày càng giới thiệu nhiều sản phẩm đầu đọc mới, từ bình dân (low-end) đến cao cấp (hi-end).

Kinh nghiệm mua đầu đọc CD

 Nhưng làm thế nào để lựa chọn một chiếc đầu đọc CD vừa ý? Người tiêu dùng đôi khi lúng túng và mất phương hướng giữa muôn vàn nhãn mác và các lời quảng cáo sản phẩm được phóng đại của những nhà sản xuất. Tuy nhiên, trước khi chọn, người sử dụng nên trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản về đầu đọc CD.

Đầu đọc CD được chia thành hai loại chính, đầu đọc 1 đĩa đơn (single-disc) và đầu đọc nhiều đĩa (multi-disc). Thông thường, những đầu đọc đơn 1 đĩa có chất lượng tốt hơn, do cơ chế hoạt động của nó đơn giản nhưng lại được thiết kế khá kỹ. Hiện nay, hầu như toàn bộ các đầu đọc chất lượng tốt đều là loại cơ đĩa đơn, với những linh kiện được chọn lựa cẩn thận.

Loại đầu đọc nhiều đĩa chủ yếu được sản xuất phục vụ thị trường bình dânvà được bán với giá cạnh tranh, nhờ vào thiết kế đơn giản và sử dụng những linh kiện chất lượng thấp. Đa phần các loại đầu multi-disc đều là loại hoạt động theo cơ chế mâm quay. Một mâm đĩa phẳng có thể chứa được từ 3 đến 7 đĩa và nó cho phép người ta có thể vừa nghe nhạc vừa đổi đĩa. Ngoài hai loại trên, còn một loại đầu đọc mega-changers cho phép nạp nhiều loại đĩa (từ 25 đến 400 đĩa CD). Loại đầu đọc này cho phép vừa nghe nhạc, vừa nạp thêm đĩa hoặc thay đĩa trong ổ. Một vài loại đầu đọc mega-changers có chất lượng rất khá.

Lựa chọn loại đầu đọc nào là do sở thích nghe nhạc của bạn. Một số người không quá cầu kỳ trong việc thưởng thức chất lượng âm thanh và thích sự tiện dụng thì sử dụng loại đầu đọc nhiều đĩa hoặc loại mega-changers. Còn những tín đồ audiophile thì lại chọn đầu đọc 1 ổ đĩa. Mặc dù loại đầu đọc này khá bất tiện khi thay đĩa nhưng họ sẵn sàng chấp nhận sự bất tiện đó để đổi lấy chất lượng âm thanh. Thông thường, đầu đọc càng nhiều đĩa thì khả năng tìm kiếm những bài hát, bản nhạc mà bạn ưa thích càng khó. Điều đó lý giải tại sao một số loại đầu đọc dạng mega-changers phải có cổng nối với máy tính để tiện theo dõi danh sách các bản nhạc và duyệt chương trình cho đầu đọc làm việc. Một số đầu đọc loại này còn cho phép down load các thông tin về đĩa (danh mục, nội dung) từ Interrnet, thông qua cổng kết nối với máy tính.

Đầu đĩa than
Đầu đĩa than

Các bộ phận cơ bản của một đầu đọc CD bao gồm: mạch cấp nguồn, cụm quang học (mắt đọc laser), khối cơ servo (làm dịch chuyển cụm quang học và điều khiển motor quay đĩa); khối vi xử lý trung tâm và mạch hiển thị (display); khối xử lý tín hiệu âm thanh (lọc số, chuyển đổi D/A, khuyếch đại tín hiệu ra 2 kênh&hellip.   Sau khi tín hiệu digital từ đĩa CD được mắt đọc tiếp nhận và qua quá trình xử lý, chuyển đổi, khuyếch đại phức tạp trong đầu đọc, nó trở thành tín hiệu audio được chuyển ra ngoài cho các thiết bị ampli, preampli hoặc receiver thông qua các ngõ ra analog được bố trí ở mặt sau của máy.

Thông thường, ngõ ra analog là loại giắc RCA (còn gọi là giắc bông sen). Ngoài ngõ ra analog, phần lớn các đầu đọc CD đều có ngõ ra digital để kết nối với bộ DAC ngoài hoặc các thiết bị có cổng đầu vào tiếp nhận tín hiệu digital như receiver chẳng hạn. Ngõ ra digital cũng thường có hai loại: coaxial (đồng trục) và toslink (quang), trong đó cổng coaxial thường được sử dụng nhiều hơn và cũng mang lại chất lượng âm thanh tốt hơn.

Ngoài các ngõ ra kể trên, một số đầu đọc cao cấp còn có ngõ ra BNC, XLR hay cổng 3 chân AES/EBU. Các ngõ ra này được thiết kế cho những loại dây tín hiệu đặc biệt, làm cho tín hiệu truyền đi đỡ nhiễu hoặc bị suy giảm. Để mua được đầu CD tốt, ngoài việc quan sát mặt trước và sau máy, người mua nên kiểm tra các thông số của máy trong catalogue hay qua Internet. Đồng thời, cũng nên tìm hiểu sâu về thiết kế trong máy nếu có thể. Dấu hiệu đầu tiên cho thấy đầu đọc được thiết kế kỹ lưỡng, chuyên nghiệp là phía sau máy có cổng ballance.

Dấu hiệu thứ hai dễ nhận thấy là các đầu đọc cao cấp thường có ổ đĩa dạng top loading nằm ở mặt trên máy hoặc có bộ cơ kết cấu phức tạp, hay hệ thống cố định đĩa để chống lại lực ly tâm trong quá trình mô tơ quay với tốc độ cao. Tất nhiên, dấu hiệu trên cũng chưa hẳn là đúng vì nhiều đầu đọc cao cấp vẫn bố trí ổ đĩa theo kiểu truyền thống.

Dấu hiệu thứ ba là những đầu đọc cao cấp khi dùng tay nhấc lên, bạn thường thấy khá nặng do máy có nhiều biến áp và vỏ máy được gia cố để chống rung. Dấu hiệu thứ tư là các đầu đọc có tầng khuếch đại bằng đèn (tube) hoặc khuyếch đại bằng biến thế kết hợp với đèn, thường là những đầu đọc cao cấp.

Xem thêm:  Tìm hiểu về những ưu điểm vượt trội của gỗ căm xe

Ngoài ra, người sử dụng cũng nên tham khảo những thông số của máy trong catalogue hoặc những thông tin mà có thể tìm hiểu được trên Internet. Thông thường, tần số lấy mẫu và số bit càng cao thì chứng tỏ đầu đọc đó xử lý càng tốt. Chẳng hạn một đầu đọc có khả năng upsampling lên tới 192kHz/24 bit sẽ có độ phân giải, độ chính xác tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên, lý thuyết này cũng chỉ đúng trong phần lớn trường hợp chứ không phải tất cả. Một số đầu đọc 14 bit được sản xuất từ rất lâu vẫn đem lại một thứ âm thanh đặc biệt mà các đầu đọc đời mới chưa chắc đã đạt được.

Tỷ lệ S/N (signal to noise ratio) cũng là một thông số quan trọng. Tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ đầu đọc càng tốt. Thông thường tỷ lệ này không vượt quá 96dB. Ở một số đầu đọc cao cấp, tỷ lệ này đạt trên 100dB. Nếu có khả năng tìm hiểu sâu hơn về thiết kế bên trong của máy thì bạn nên chú ý tới kết cấu các khối mạch và linh kiện được sử dụng. Nhiều đầu đọc chất lượng cao được thiết kế theo kiểu mạch cân bằng (hoặc mạch đối xứng) mà qua quan sát có thể dễ dàng nhận thấy. Một đầu đọc chất lượng tốt thường có 2 biến thế nguồn to và nặng, được bọc kim cho 2 mạch đối xứng.

Một số đầu đọc sử dụng tới 3 biến thế nguồn. Các mạch cơ, mạch DAC, tầng ra analog, tầng ra digital… được tách biệt thành từng khối để tránh hiện tượng can nhiễu lẫn nhau. Thân máy cũng chia thành nhiều ngăn, nhiều lớp; các vỉ mạch thành phần tách rời nhau, hay bố trí chồng lên nhau thành các lớp. Những bó dây bên trong máy được sắp xếp ngăn nắp, khoa học, không chồng chéo lên nhau; IC đều được bọc lớp chống nhiễu. Linh kiện (tụ, trở, diod) của các đầu đọc cao cấp là loại đặc chế cho audio. . Bộ giải mã DAC của đầu đọc cũng là một thông tin quan trọng giúp cho nhận biết chất lượng của đầu đọc.

Một số giải mã được dân chơi âm thanh ưa chuộng như TDA 1541 (1541A, 1541AS1, 1541AS2), TDA1547, PCM63, PCM1702, PCM1704, AD1865, dCS ring DAC, SA7350… Các đầu đọc cao cấp thường lắp nhiều giải mã song song để nâng cao khả năng phân giải của đầu đọc. Tất nhiên ngoài bộ giải mã còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh; nhưng một đầu đọc hay không thể sử dụng bộ giải mã loại chất lượng thấp. .

Bộ cơ của máy cũng là một dấu hiệu để nhận biết chất lượng. Một số bộ cơ nổi tiếng thường được sử dụng trong các đầu đọc CD như cơ CDM của hãng Philips, cơ chống rung VRDS của hãng TEAC, hay cơ cu-roa (belt) của hãng CEC. Công nghệ số thay đổi không ngừng. Các đầu đọc CD hiện tại có các thông số kỹ thuật tốt hơn nhiều so với các đầu đọc thế hệ cũ. Tuy nhiên, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, vì nhiều lý do khác nhau, nhiều người chơi âm thanh sành sỏi vẫn thích dùng đồ second hand hơn là đồ “brand new”.

Thông thường, các đầu đọc đời mới có khả năng đọc được nhiều định dạng đĩa, khả năng sửa lỗi tốt hơn, cập nhật nhiều kỹ thuật mới và có thêm nhiều chức năng, tiện ích. Song, các đầu đọc CD đời mới chất lượng cao thường rất đắt tiền, vượt ra ngoài tầm với của nhiều người; đặc biệt là ở thị trường Việt Nam khi phần lớn người chơi âm thanh có thu nhập thấp. Trong khi đó một chiếc đầu đọc CD đã qua sử dụng thì giá của nó sẽ giảm tương đối để vừa với khả năng đầu tư của nhiều người. Khá nhiều đầu đọc CD đời cũ đã thành danh trên thị trường, hiện vẫn chứng tỏ khả năng vượt trội về chất lượng so với đầu đọc đời mới có cùng tầm tiền. . Tất nhiên, chọn lựa đầu đọc cũ cũng chứa đựng nhiều rủi ro và bạn phải có một chút ít kiến thức để hạn chế những rủi ro đó. Đa phần căn bệnh của các đầu đọc đời cũ là mắt đọc bị yếu hoặc một số rất kén đĩa. Mua đầu đọc cũ cũng có nghĩa là phải chấp nhận một điều kiện bảo hành ở mức tối thiểu cùng những nguy cơ hỏng hóc cao do nó đã qua một thời gian sử dụng khá dài và trong phần lớn các trường hợp, các đầu đọc cũ đều có lai lịch không rõ ràng.

Công nghệ số tiếp tục có rất nhiều thay đổi trong tương lai. Vì vậy, khi đầu tư một khoản tiền đáng kể để sắm một chiếc đầu đọc CD, bạn phải nghĩ rằng sẽ có ngày phải thay thế hoặc nâng cấp nó. Một chiếc đầu đọc cao cấp sẽ đem lại cho bạn cảm giác hài lòng với nó trong một thời gian khá dài. Nhưng không phải ai cũng có khả năng sắm một chiếc đầu đọc đắt tiền.

Bạn có thể xem xét một trong những phương án đầu tư sau: . Mua một chiếc đầu đọc có chất lượng và được nhiều người đánh giá tốt. Với những sản phẩm này, việc nhượng lại hoặc trao đổi sẽ dễ dàng hơn và bạn sẽ chỉ phải chịu một mức chiết khấu thấp vì thị trường dễ dàng chấp nhận những đầu đọc đã thành danh.

Mua một chiếc đầu đọc có bộ cơ tốt vì trong tương lai bạn có thể đầu tư tiếp cho bộ DAC rời và tận dụng đầu đọc này như một bộ cơ. Chọn lựa một đầu đọc có khả năng nâng cấp bằng cách thay thế linh kiện, cải tạo lại nó để đạt tới chất lượng âm thanh tốt hơn. Trường hợp này đòi hỏi bạn phải có một chút hiểu biết về kỹ thuật. Đa phần căn bệnh của các đầu đọc đời cũ hay đầu đọc “second-hand” là mắt đọc bị yếu, hoặc một số rất kén đĩa. Mua đầu đọc cũ cũng có nghĩa là bạn chấp nhận một điều kiện bảo hành ở mức tối thiểu cùng những nguy cơ hỏng hóc cao.

Đầu đọc second-hand rất hay hỏng mắt đọc. Khi giá thành của đầu đọc CD đời mới chất lượng cao vượt quá tầm tiền của người chơi âm thanh bình dân, người ta sẽ nghĩ đến giải pháp mua đầu CD “second-hand”. Tuy nhiên, chọn lựa đầu đọc cũ cũng chứa đựng nhiều rủi ro, để hạn chế được điều này, người mua phải có kiến thức để hạn chế những rủi ro đó. . Đầu đọc second hand thường rất hay bị trục trặc về mắt đọc.Khi đi lựa đồ, nên mang theo một số đĩa bị xước hoặc đĩa khó đọc để thử. Trong trường hợp, mắt đọc không nhận đĩa hoặc khi đọc bị vấp thì bạn nên cân nhắc kỹ xem có nên mua hay không. Nếu mua thì bạn phải xác định khả năng thay mới mắt đọc. Một số loại mắt đọc đời cũ hiện rất khó kiếm trên thị trường nên bạn phải hỏi ý kiến tư vấn của các chuyên gia về khả năng thay mắt mới, thay mắt tương đương, “độ” lại mắt, hoặc thậm chí thay mới cả bộ cơ. . Nhiều người bán hàng điện tử cũ thường dùng thủ thuật “kích” mắt trước khi bán hàng, làm cho người mua hàng không thể phát hiện được mắt đọc bị yếu. Tuy nhiên, sau khi mang về nhà sử dụng vài tháng, mắt đọc sẽ bị hỏng hoàn toàn. Vì vậy, bạn luôn phải tính đến khả năng thay thế mắt đọc khi mua đầu cũ, trừ một số đầu đọc đời cao hoặc hàng “lướt”.

Kiểm tra tốc độ nhận track của đầu đọc bằng điều khiển hoặc nhấn trực tiếp. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra tốc độ nhận track của đầu đọc. Dùng điều khiển hoặc ấn trực tiếp các phím trên mặt máy để chuyển đổi các bài có số thứ tự cách nhau và theo dõi khả năng nhận tín hiệu của máy. Thời gian nhận tín hiệu càng nhanh thì khả năng xử lý của máy càng tốt. Ngược lại, nếu các số thứ tự hiển thị trên màn hình chập chờn, mắt đọc lâu nhận tín hiệu hoặc một số bài máy không nhận thì chắc chắn đầu đọc đó đã bị hiện tượng “tracking”.

Bộ cơ của đầu đọc cũ cũng hay có vấn đề.Nếu nhận thấy bộ cơ quay không đều hoặc phát ra những tiếng lịch kịch thì đó chính là dấu hiệu nó đã quá già cỗi. Lúc này, bạn cần xem xét lại quyết định mua của mình.   Một kinh nghiệm khi mua đồ cũ là chưa nên trả giá ngay.Bạn có thể về nhà tìm kiếm trên mạng, kiểm tra lại các thông tin về năm tháng sản xuất và các thông số kỹ thuật của nó, hoặc hỏi ý kiến tư vấn của những người chơi đồ có kinh nghiệm. Giá bán ban đầu (còn gọi là giá “sách” hay giá list) của đầu đọc cũng là một thông tin để giúp bạn đánh giá “đẳng cấp” của nó.

Một đầu đọc second hand được bán trên thị trường chỉ với giá vài trăm USD nhưng giá “sách” của nó khi xuất xưởng lên tới 2.000 USD thì rất có thể đó là một đầu đọc loại tốt. Nếu đã quyết định mua, bạn nên xem kỹ máy. Bắt đầu từ việc xem thật kỹ vỏ ngoài, quan sát mặt dưới của máy và các giắc cắm, nếu chúng bị xỉn, bị oxi hoá thì chứng tỏ chiếc đầu đọc này đã quá già cỗi. Sau đó bạn yêu cầu người bán hàng cho tháo vỏ ngoài máy và kiểm tra bên trong. Cố gắng phát hiện những vết hàn có vẻ khác thường, các con tụ bị xộc xệch, các bó dây bị rối tung một cách đáng ngờ…

Những dấu hiệu đó chứng tỏ chiếc đầu đọc này đã bị sửa chữa. Bạn cũng nên xem thật kỹ kết cấu của máy và các linh kiện bên trong xem có phải là loại chuyên dùng cho audio không. Đôi khi thông qua động tác này, bạn có thể tìm thấy một chiếc đầu đọc hoàn toàn không có tên tuổi nhưng lại có một chất lượng âm thanh rất tốt. . Nhiều đầu đọc đời cũ có bộ cơ chắc chắn và thiết kế mạch hết sức kỹ lưỡng nhưng lại trình diễn hết sức nghèo nàn. Nguyên nhân là do mạch xử lý tín hiệu số DSP và đồng hồ xung master của nó đã quá lạc hậu. Nếu có thể nâng cấp được những linh kiện này thì đây sẽ là một đầu đọc lý tưởng.

Vấn đề là bạn cần có hiểu biết sâu một chút về kỹ thuật để có thể làm được việc đó. . Cuối cùng, nghe thử cũng là một động tác hết sức quan trọng trong khi chọn lựa đầu đọc. Nếu có điều kiện, bạn nên nghe thử càng lâu càng tốt, để vừa thẩm định chất âm của đầu đọc, vừa xác định xem đầu đọc đó có bị lỗi gì không, nhất là khi thử với nhiều loại đĩa. Ở đây, kỹ năng nghe thẩm âm hết sức quan trọng.

Bạn cần test thử khả năng xử lý từng dải (trung, cao, thấp) của đầu đọc, nghe kỹ âm hình của nó, chú ý tới các yếu tố như nhạc tính, không gian, dải động, độ chi tiết và tiết tấu khi xử lý các bản nhạc phức tạp, v.v… Trước khi đi mua bạn cũng phải dự kiến trước sẽ tìm đầu đọc loại gì để phối ghép với các thiết bị còn lại trong bộ giàn bạn đang có như loa, amply, bởi mỗi đầu đọc có một chất tiếng khác nhau. Trong quá trình nghe thử, bạn hãy cố hình dung khả năng phối ghép của nó trong bộ giàn nhà mình. . Nếu không có được kỹ năng thẩm âm, nếu ít kinh nghiệm và không hiểu biết nhiều về kỹ thuật để tự phân tích, cách tốt nhất là bạn nên nhờ một chuyên gia đi cùng để tư vấn, giúp bạn có được một quyết định sáng suốt.

Phần IV: Kinh nghiệm chọn mua DAC DAC = Digital to Analog Converter. Thông thường nói DAC là chỉ nói đến bộ chuyển đổi từ tín hiệu số S/PDIF từ ngõ Optical hoặc từ ngõ Coaxial thành tín hiệu âm thanh ra amplifier , headphone… Cũng như các thiết bị khác, mỗi DAC đều mang một “màu âm” riêng.

Sản phẩm của mỗi hãng cũng có những đặc trưng âm thanh khác nhau. Điều này khiến người chơi khá lung túng khi chọn lựa, song lại tạo ra vô số cơ hội để họ tìm được sản phẩm phù hợp nhất với gu nhạc và hệ thống giàn âm thanh của mình. Những khác biệt ấy có thể nói chính là ý nguyện mà các nhà sản xuất gửi gắm vào sản phẩm với mong muốn mang lại “đường nét” riêng cho chúng. Vậy bí quyết để đánh giá và lựa chọn DAC là như thế nào? . Câu trả lời hoá ra khá đơn giản.

Bạn phải căn cứ vào chính bộ giàn của mình để tìm xem nó cần một đối tác như thế nào và chọn lựa theo tiêu chí: thiết bị mua về phải thể hiện thành công nhất thể loại nhạc và phong cách trình diễn mà bạn yêu thích. Chọn một thiết bị nguồn digital tương hợp với giàn âm thanh đôi khi còn khắc phục được khiếm khuyết của bộ giàn ấy. Ví dụ nếu hệ thống sẵn có của bạn nghe hơi chói chang thì bạn không nên chọn DAC thiên sáng, chính những đầu CD chơi tiếng treble mềm mại, nhẹ nhàng sẽ bù đắp được nhược điểm này. Mỗi  sản phẩm đều có ưu nhược điểm của nó nên chỉ bằng cách nghe thử thật kỹ, đặc biệt là với hệ thống của mình, bạn mới có thể chọn được sản phẩm tốt nhất. Để minh hoạ cho điều này, chúng ta giả định có hai người nghe nhạc với sở thích khác nhau, họ đang cần mua một bộ DAC cho đàn của mình (bộ DAC ở đây tượng trưng cho tất cả các thiết bị phần nguồn âm digital).

Đến đây thì bạn đã có thể đoán được DAC nào nên ghép với hệ thống của người nghe A hay B. Bộ DAC số 1 chỉ có thể làm tăng độ sáng mà hệ thống của người nghe A đã có quá nhiều. Bên cạnh đó, những âm thanh bị sạn của nó còn gây phản cảm đối với tiếng đàn violon và giọng ca. Tiếng bass chắc và mạnh của bộ DAC này cũng không mấy quan trọng với gu nghe nhạc của người nghe A. Tuy nhiên, DAC 2 lại có khả năng làm mềm tiếng treble của hệ thống và trút bỏ sự nặng nề mà âm treble gắt gỏng kia gây ra. Ngược lại, bộ DAC 1 là sự lựa chọn hợp lý với người nghe B. Nó không chỉ tăng cường độ và sự chắc chắn trong tiếng bass giúp thoả mãn khiếu nhạc của anh ta, mà còn làm cho âm treble sắc hơn, âm bass căng hơn.

Ví dụ trên nói về hai trường hợp đối lặp nhau, thực tế đôi khi không rành mạch như vậy. Cách duy nhất để có thể mua đúng sản phẩm bạn cần là hãy nghe thử bằng chính đôi tai mình. Hãy xem và kham khảo các tạp chí về âm thanh và căn cứ vào “túi tiền” của bạn để giới hạn số lượng sản phẩm nghe thử. Đọc kỹ một bài giới thiệu về sản phẩm để xem phong cách trình diễn của nó có phải là thứ bạn đang tìm kiếm. Bạn cũng cần cân nhắc khi mua sản phẩm mà bạn chỉ dựa vào bài viết bởi hệ thống âm thanh mô tả trong đó chưa chắc đã giống hệ thống của bạn. Có khi bạn thuộc tuýp người nghe như A còn bài bình luận do một tác giả sở hữu hệ thống âm thanh và nghe nhạc theo sở thích của anh B. Theo kinh nghiệm, thiết bị đắt tiền chưa hẳn đã tốt. Bạn đừng băn khoăn về khoản ngân quỹ có hạn của mình mà hãy nghe thử các sản phẩm ở tầm giá bạn có thể mua được. Một sản phẩm vừa tiền mà lại được một người bạn tin tưởng khen ngợi với phong cách trình diễn âm thanh hợp sở thích của mình thì bạn chớ ngần ngại nghe thử. Có khi bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền đấy! Nếu bạn không mua sản phẩm đó thì ít nhất bạn cũng làm giàu thêm kinh nghiệm nghe thẩm định của mình và có thể so sánh ấn tượng của mình về thiết bị với người viết bài trên báo. Có một số đặc điểm trong trình diễn âm thanh mà bạn cần chú ý khi tìm mua thiết bị phần nguồn digital như sau:

Thứ nhất là “bức tranh âm thanh toàn cảnh” sẽ cho bạn cảm nhận chung nhất về âm thanh của một thiết bị digital. Dàn trải, nhẹ nhàng, hài hoà hay chói sắc, nổi ra hay chìm về phía sau? Nó khiến bạn “thả hồn” cùng âm nhạc hay phải căng tai để nghe? Tóm lại là bạn cảm thấy thu giãn hay mệt mỏi khi nghe sản phẩm đó? Bức tranh âm thanh toàn cảnh của một sản phẩm kỹ thuật số là điều cơ bản cho thấy khả năng thoả mãn lâu bền hay chóng vánh với nhu cầu nghe nhạc của bạn. Nếu bạn cảm thấy mình bị âm nhạc “tấn công”, bạn sẽ ít nghe hơn, và mỗi lần nghe, thời lượng cũng giảm. Nếu bức tranh tổng thể này không hợp sở thích của bạn thù cũng phẩm chất khác dù tốt đến mấy cũng không còn mấy giá trị.

Thứ hai là bạn cần chú ý đến đặc tính âm thanh của thiết bị digital. Âm thanh của các đầu đọc hay DAC tốt thường được mô tả như: êm dịu, mượt mà, giàn trải, ngọt ngào, tao nhã và hài hoà. Các từ như: sáng, chói, sắc, dồn dập, trực tiếp, sắc nhọn, quá chi tiết, lấn át dùng để chỉ chất lượng trình diễn của thiết bị tồi.

Tuy nhiên đối với các sản phẩm tầm tiền vừa phải, cũng nảy sinh một mâu thuẩn khó giải quyết giữa hai phong cách đối lập trên. Đó là những đầu CD hay bộ DAC cho âm thanh mượt mà, giàn trải và hài hoà thường lại trình diễn kém chi tiết. Việc loại trừ được sự dồn dập, lấn át trong âm thanh thường phải đánh đổi bằng sự yếu đuối của các tín hiệu tần số thấp.

Chẳng hạn những tiếng trống mạnh mẽ nếu được tái hiện một cách mềm mại thì không thể diễn tả độ động của âm thanh. Vì thế, độ phân giải của các đầu đọc hoặc DAC có âm thanh mượt mà thường thấp hơn so với các sản phẩm có âm thanh hướng về phía trước.   Ngược lại, thiết bị trình diễn chi tiết một cách “phô trương” thì cũng khó có thể chấp nhận. Thay vì tái hiện tinh tế, nó thổi phồng các chi tiết ấy lên. Có thể với một người, họ sẽ thích những âm thanh có vẻ sôi nổi hào hứng ấy, nhưng rồi chẳng sớm muộn, họ cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi, và khi tắt nhạc đi thì “thở phảo” như trút được gánh nặng! Điều tệ hại nhất mà một thiết bị âm thanh có thể “làm được” là khiến người nghe chỉ muốn vặn nhỏ volume xuống hoặc tắt máy đi.

Xem thêm:  Tại sao đồ nội thất Acrylic lại là sự lựa chọn hoàn hảo cho không gian hiện đại?

Có một giải pháp khá hữu hiệu để giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là thiếu tính chi tiết và một bên là lại cường điệu hoá chi tiết là mua đầu đọc hoặc DAC có chất lượng cao. Chúng sẽ dung hoà được hai nhược điểm này để đạt được trình độ tái hiện là chi tiết, sống động, trung thực mà vẫn tinh tế.

Tiếc thay, không phải ai cũng có thể bỏ ra mấy ngàn USD để sở hữu một sản phẩm như thế.

Thứ ba, bạn cần chú ý đến âm sắc và vị trí các nhạc cụ trên sân khấu âm thanh. Nhiều đầu đọc xoá nhoà những âm sắc riêng và sự tinh tế trong âm thanh của mỗi nhạc cụ; âm sắc của các nhạc cụ nghe na ná nhau khiến người nghe cảm thẩy toàn bộ giàn âm thanh được thể hiện bằng một nhạc cụ  lớn chứ không phải nhiều nhạc cụ khác nhau. Hoặc tính ba chiều của sân khấu âm thanh bị triệt tiêu. Khoảng cách giữa chúng trong không gian âm thanh cũng không rõ ràng, mà lẽ ra, âm hình của chúng phải được khắc hoạ sắc nét. Với các thiết bị analog thì công việc này chẳng khó khăn gì song lại là một thách thức không nhỏ với thiết bị digital.

Nên chọn một đĩa nhạc với bức chân dung xuất sắc về âm hình để đem đi thử khi mua đồ sẽ giúp bạn xác định được đầu đọc nào thực hiện tốt công việc này.

Thứ tư, một phẩm chất vô cùng quan trọng khác của thiết bị số cũng là thế mạnh của digital so với analog là độ trong trẻo của sân khấu âm thanh. Chính nhờ tính năng này mà âm nhạc đến tai người nghe mới rộng mở, khoáng đạt và trong vắt như pha lê. Hãy cảm nhận sự trong trẻo của sân khấu âm thanh như khi bạn ngắm thành phố từ trên cao trong một sáng chớm thu, bầu trời cao xanh… bạn sẽ nhìn thấy trong tầm mắt của mình những toà nhà lớn nhỏ, những lùm cây xanh, đường sá… cho tới tận chân trời vẫn hiện lên rõ nét.

Nhưng nếu bạn nhìn thành phố vào một ngày mưa hay có sương mù, hẳn là bạn sẽ không thể cảm nhận được vẻ đẹp mênh mang và nguy nga của thành phố… Tương tự như vậy, sân khấu âm thanh mờ đục cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả màn trình diễn. . Trên đây là những đặc điểm chung nhất trong phần tái hiện âm thanh của các thiết bị digital. Bạn cũng rất nên lưu ý tới các khía cạnh khác như: độ sạn của tiếng treble, độ động và nhịp điệu của âm thanh… Tạm gác những vấn đề trên, khi chọn đầu đọc hay DAC, bạn hãy tự hỏi mình: “Nghe nhạc trong bao lâu thì muốn tắt nhạc đi, hoặc giảm âm lượng xuống?” Sự ham muốn khiến bạn phải nghe hết bản nhạc này đến bản nhạc khác là một dấu hiệu chứng tỏ thiết bị nguồn digital nào đó có tốt và phù hợp hay không. Có những thiết bị làm bạn không tài nào tắt được dòng nhạc đang tuôn trào, có thiết bị lại như xui khiến bạn phải đi làm việc khác.   Khả năng gắn kết người nghe với âm nhạc chính là bản chất của âm thanh hi-end. Và đó cũng là tiêu chí cao nhất để đánh giá các thiết bị kỹ thuật ở phần nguồn.

Phần V: Kinh nghiệm chọn mua dây dẫn cho dàn âm thanh

Những ai ít quan tâm tới thế giới audio chắc sẽ không thể tin rằng có những sợi dây nối từ ampli ra loa giá tới hàng chục ngàn USD, những miếng cao su kê máy nhỏ bằng nút chai bia nhưng giá tương đương nguyên một két! Chỉ khi nào nghe thử và đối chiếu với những loại dây dẫn thông thường khác, bạn mới nhận thấy tính logic của những con số đáng ngạc nhiên đó và mới hiểu ra rằng mỗi chi tiết nhỏ đều có “phần đóng góp” vào chất lượng âm thanh dàn máy.   Dây tín hiêu và dây loa (sau đây gọi chung là dây dẫn) là những bộ phận quan trọng trong hệ thống hi-fi hoặc home theatre.

Việc chọn lựa loại dây thích hợp sẽ giúp âm thanh hay hơn và giúp bạn khai thác được hết khả năng của bộ dàn. Việc tìm hiểu và chọn lựa chính xác loại dây sẽ mang lại màn trình diễn hay nhất có thể với chi phí hợp lí nhất. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này.

Kinh nghiệm chọn mua dây dẫn cho dàn âm thanh

Kinh nghiệm chọn mua dây dẫn cho dàn âm thanh

Dây dẫn là gì ? : Khái niệm dây dẫn trong hệ thống hi-fi mà chúng ta bàn sau đây giới hạn ở các loại dây nối tín hiệu mức thấp và mức cao giữa các thiết bị trong bộ dàn với nhau. Trong thực tế, ta có thể tạm phân loại như sau: Dây tín hiệu (Interconnect): Dây tín hiệu có nhiệm vụ chuyển tải các mức tín hiệu mức thấp (thường từ vài milivolt đến vài volt) giữa các thiết bị nguồn (đầu đĩa than, đầu CD, tuner, đầu băng) với DAC, preampli, và giữa preampli tới ampli công suất. Dây tín hiệu cũng có một vài loại như sau:

–         Dây tín hiệu không cân bằng (Unbalanced Interconnect): Thường có 2 lõi và có đầu cắm kiểu RCA (bông sen). Nó còn được gọi là dây tín hiệu single-end.

–         Dây tín hiệu cân bằng (Balanced Interconnect): Có 3 lõi dây, và sử dụng đầu nối kiểu XLR. Nó thường dùng cho các thiết bị có đầu vào và đầu ra cân bằng.

–         Dây tín hiệu digital (Digital Interconnect): Là một dây tín hiệu đơn truyền tín hiệu digital, thông thường từ CD transport hoặc các nguồn digital khác tới bộ xử lý digital. Dây digital có loại làm bằng kim loại (coaxial) và loại làm bằng plastic hoặc hữu cơ (optical). . Dây loa (Speaker Cable): dây loa có nhiệm vụ chuyển tải các tín hiệu mức cao (vài đến và trăm volt) từ ampli đến hệ thống loa. Dây loa cũng có một vài loại như:

–          Dây loa đơn (còn gọi là single-end): mỗi đầu chỉ có 2 cọc đấu, đây là kiểu phổ biến nhất hiện nay.

–          Dây loa bi-wire, tri-wire: mỗi đầu có 2 hoặc 3 cặp cọc đấu, dùng cho các loa có thể đấu 2 hoặc 3 đường tiếng độc lập. . Dây loa có nhiều kiểu đầu cắm như: đầu kim thẳng, đầu kim cong, bắp chuối, càng cua…trong đó đầu bắp chuối và càng cua là phổ biến nhất trong các loại dây cao cấp. Nếu không có yêu cầu tháo ra tháo vào nhiều, bạn có thể dùng dây loa trần để vặn trực tiếp vào cọc ampli và cọc loa cũng rất tốt.

Nhiều loa có thiết kế 2 ngõ vào riêng biệt cho 2 giải tần cao (treble) và thấp (bass), vì thế bạn có thể sử dụng dây 2 cầu (bi-wire) để khai thác ưu thế đó. Ðiểm nổi bật của cách đấu dây này là hiệu ứng lập thể (stereo) tăng lên rõ rệt, âm thanh ở các nốt cao sáng sủa và sắc nét hơn. . Bên cạnh những loại dây tín hiệu kể trên, bạn cũng nên chú ý tới dây nguồn cấp điện (power cable). Những công ty hàng đầu như Siltech, Transparent, MIT, Wireworld… đều cung cấp những dây điện nguồn có khả năng lọc tạp âm và xung động cao, bảo toàn sự tinh khiết của âm thanh.

Cấu tạo của dây dẫn: Dây loa và dây tín hiệu thường gồm 3 thành phần: sợi dẫn, điện môi (chất cách điện) và đầu cắm. Sợi dẫn có tác dụng truyền tín hiệu, điện môi là lớp chất cách điện bọc quanh các sợi dây dẫn và vỏ ngoài; còn đầu cắm là đầu nối giữa dây và thiết bị âm thanh. Những thành phần này tập hợp với nhau tạo thành cấu trúc vật lý gọi là cấu hình dây.

Mỗi thành phần đều có ảnh hưởng tới đặc tính âm thanh của dây. Sợi dẫn thường làm từ đồng hoặc bạc. Trong các dây cao cấp, độ tinh khiết của đồng có ý nghĩa rất quan trọng. Hợp kim đồng đôi khi chứa một lượng đồng nguyên chất  và một phần tạp chất. Ví dụ, một sợi dẫn có 99,97% đồng nguyên chất, tức là nó chứa 0,03% hợp chất khác (có thể là sắt, sunfua, nhôm&hellip. Nhiều người cho rằng đồng càng tinh khiết, âm thanh càng hay. Nhiều hợp kim đồng còn có tên là OFC (đồng không ngậm oxi). Khi chế tạo dây đồng OFC, người ta đã loại bỏ phần lớn thành phần oxi, hay nói chính xác hơn là được rút bớt đi khỏi hợp kim đồng vì thực ra, không thể loại bỏ hoàn toàn oxi ra khỏi đồng.

Như vậy, đồng sẽ đỡ bị oxi hoá, đảm bảo cho lõi dây giữ được khả năng truyền dẫn ổn định. Một chất liệu phổ biến khác dùng để chế tạo lõi dây là bạc. Dây làm từ bạc thường đắt hơn dây đồng, nhưng bạc cũng có ưu điểm của mình. Mặc dù tính dẫn điện của bạc chỉ cao hơn đồng chút xíu, nhưng bạc ít bị oxi hóa hơn đồng.

Cấu tạo của dây dẫn

Cấu tạo của dây dẫn

Điện môi là chất cách điện bao bọc quanh sợi dẫn. Chất điện môi có hấp thụ năng lượng, người ta gọi đây là hiện tượng hấp thụ của điện môi.

Trong dây dẫn, hiện tượng hấp thụ năng lượng của chất điện môi có thể làm ảnh hưởng đến tín hiệu. Vì thế, chất điện môi có tác động lớn đến âm thanh của dây dẫn và mỗi chất điện môi lại có ảnh hưởng khác nhau. Dây dẫn bình dân thường dùng loại nhựa rẻ tiền làm chất điện môi. Còn dây tốt hơn thường dùng polyethylen.

Tốt nhất là dây dùng polypropylene hoặc thậm chí là teflon. Vài công ty đã chế tạo ra một chất liệu gần như không khí để làm chất cách điện (tất nhiên chất cách điện tốt nhất là chân không). Có những hãng thì bơm không khi vào chất điện môi để tạo ra một hợp chất chứa nhiều không khí. . Đầu cắm là một phần của dây dẫn. Các đầu cắm tốt sẽ làm âm thanh của dây hay lên nhiều. Người dùng luôn muốn đầu cắm của dây tiếp xúc rộng và chặt với ổ cắm của thiết bị. Một vài loại đầu RCA đôi khi có những khe nhỏ ở giữa chân cắm để nâng cao khả năng tiếp xúc với ổ cắm.

Phần lớn các đầu cắm RCA cao cấp thường làm bằng đồng thông thườmg có pha một chút đồng thau để tăng cường độ cứng cho chất liệu. Hợp kim này thường được mạ bằng ni-ken, sau đó mạ vàng để tránh oxi hoá. Ở một số đầu cắm khác, vàng được mạ trực tiếp lên đồng thau. Các chất liệu để làm đầu cắm còn có vàng và rô-đi. Đầu cắm RCA và đầu cắm loa được hàn trực tiếp với lõi dây. Đa phần các nhà sản xuất sử dụng các chất hàn có pha một chút bạc. Trong kỹ thuật hàn hiện đại, người ta không dùng chất hàn mà hàn trực tiếp sợi dẫn với đầu cắm bằng cách dùng một dòng điện lớn để làm nóng chảy điểm tiếp xúc giữa sợi dẫn và đầu cắm, khiến chúng liên kết lại với nhau, nâng cao khả năng truyền dẫn tín hiệu của dây.

Cấu hình của dây dẫn: Tất cả những thành phần trên được sắp xếp như thế nào để tạo nên một dây dẫn hoàn chỉnh? Một số nhà thiết kế cho rằng cấu trúc dây dẫn là yếu tố quan trọng nhất trong thiết kế dây, thậm chí còn quan trọng hơn chất liệu của lõi. Một ví dụ chứng tỏ cấu trúc vật lý của dây có ảnh hưởng đến hoạt động của nó là: quấn hai sợi dây dẫn với nhau.

Công việc này sẽ giảm điện dung và độ tự cảm của dây dẫn xuống khá nhiều. Còn nếu để chúng đi song song sát với nhau, chất âm nghe sẽ có khác. . Trong cấu trúc dây dẫn, hiện tượng “hiệu ứng mặt ngoài” – tức là sự tương tác giữa các sợi dẫn, là một trong những nguyên nhân chính gây giảm chất lượng âm thanh của dây dẫn. Tín hiệu tần số càng cao càng chạy nhiều trên bề mặt sợi dẫn và càng ít khi đi qua trung tâm của sợi dẫn. Hiệu ứng mặt ngoài làm thay đổi tính chất của dây dẫn ở các tần số khác nhau.

Hiệu ứng này có thể làm cho âm thanh mất tính chi tiết và chiều sâu. Kỹ thuật xử lý “hiệu ứng ngoài da” là bọc chất chất cách điện giữa các sợi dẫn. Từng sợi sẽ có điện tính gần như nhau. Vì các sợi dây này quá nhỏ nên người ta phải gộp nhiều sợi vào với nhau theo một trật tự khá tự do để lõi dây đủ lớn và giữ cho điện trỡ ở mức thấp.

Một vấn đề mà các dây dẫn làm từ nhiều sợi dẫn nhỏ không được cách điện thường mắc phải là tín hiệu dễ “nhảy” từ sợi dây này sang sợi dây khác nếu các dây dẫn xoắn lại với nhau. Vì hiệu ứng mặt ngoài, tín hiệu có xu hướng chạy ở ngoài lõi dây, và di chuyển sang các sợi dây khác. Bề mặt của mỗi sợi dẫn đóng vai trò giống như một mạch điện nhỏ, có điện dung và có hiệu ứng diode. Các sợi dẫn trong dây cũng có thể sinh ra từ trường và các từ trường này tương tác lẫn nhau. Khi có dòng điện chạy qua sợi dẫn, sẽ có một từ trường được sinhra xung quanh nó.  Nó có thể tác động đến tín hiệu, và làm xấu âm thanh. một số cấu hình dây dẫn có thể làm giảm tương tác từ giữa các sợi dây dẫn bằng cách sắp xếp các sợi dẫn này dàn đều xung quanh một lõi điện môi trung tâm, và làm cho chúng được cách xa nhau ra.

Ngân sách đầu tư cho dây dẫn của một dàn máy: Dĩ nhiên các bộ phận trong một dàn máy phải có chung đẳng cấp. Một sợi dây dẫn mắc tiền được nối với một chiếc ampli bình thường sẽ không thể phát huy tác dụng. Vì vậy các chuyên gia đã đưa ra công thức sau đây để giúp những người chơi tham khảo khi phân bổ ngân sách cho dàn máy: 50% cho phần điện tử (CD, D/A, ampli… 40% cho loa và 10% cho dây dẫn. Giả sử tổng trị giá dàn máy của bạn là 10.000 USD thì đầu tư cho dây dẫn khoảng 1.000 USD là vừa phải.

Một số dây audio nổi tiếng: Có rất nhiều hãng chuyên sản xuất các loại dây cao cấp cho thị trường đặc biệt này. Hàng năm những tạp chí audio chuyên ngành đều giới thiệu các loại dây và bài phân tích ưu, nhược điểm từng loại. Các thương hiệu thường được đánh giá cao là Van Den Hul, Tara Labs, Straight Wire, Purist Audio Design, MIT, Kimber Cable… Tuy nhiên, cũng giống như ghi chú dưới mỗi dòng quảng cáo dược phẩm “đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng”, khi lựa chọn các loại dây dẫn, bạn hãy cố gắng “nghe thử trước khi ra quyết định”.

Tự làm dây dẫn: Dây dẫn có cấu tạo khá đơn giản so với các thiết bị âm thanh khác trong bộ dàn. với những bạn khéo tay, để làm một bộ dây dẫn tín hiệu hoặc dây loa tốt là chuyện không khó. Khó nhất là tìm được vật liệu làm dây có chất lượng tốt. Để tự làm lấy dây dẫn, các bạn có thể tới các của hàng bán dây dưới dạng các cuộn (ru-lô dây mét. Mua dây do hãng sản xuất làm sẵn, về tự đấu các đầu cọc vào, bạn sẽ có một sợi dây chất lượng tương tự hoặc kém hơn không đáng kể so với dây xịn cùng loại mà nhà sản xuất làm sẵn đóng gói trong bao bì đẹp và vẫn bán trên thị trường với giá cao hơn nhiều.

Cách làm thứ hai là bạn tự kiếm các loại dây có chất lượng vật liệu tốt, tuy không phải là dây chế riêng cho audio, nhưng có thể tạo ra những sản phẩm tự chế rất hấp dẫn. nhiều bạn đã tạo ra các loại dây như mạ bạc quân sự, CAT 5 dùng cho mạng máy tính v.v… để làm dây tín hiệu và dây loa. kết quả thu được rất khả quan, so với các loại loa hiệu tầm tiền vừa phải thì âm thanh của dây tự chế không thua kém gì. . Tóm lại, dây dẫn có rất nhiều loại, do nhiều hãng chế tạo ra.

Tìm được những cặp dây có chất lượng cao mà lại hợp túi tiền thật không dễ dàng gì với dân chơi âm thanh Việt Nam hiện nay. Khi mua dây dẫn, bạn cần xác định dây dẫn sẽ dùng làm gì, từ đó chọn cho đúng loại và yêu cầu kỹ thuật cho đúng từng loại dây. Nếu bạn tìm dây tín hiệu (interconnect) cần xác định khoảng cách cần thiết khi sắp xếp bộ dàn giữa đầu CD, preampli và power trước, rồi mới chọn mua dây để tránh mua dây quá dài (tốn tiền), hoặc quá ngắn (khó dùng) khi phối hợp với bộ dàn.

Dây tín hiệu cho đường digital (từ CD transport xuống DAC) là một loại dây đặc biệt được chế tạo riêng, nên chọn mua đúng loại đó thì hiệu quả sẽ tốt hơn. Nếu hệ thống của bạn có đầu ra/ đầu vào balance, nhưng bạn sắp xếp thiết bị gần nhau, thì vẫn có thể dùng dây thường (đầu RCA) mà không cần dùng dây balance (vì dây balance cùng đẳng cấp đắt hơn dây thường).   .Theo kinh nghiệm của một số người, với hệ thống ampli bán dẫn, nên dùng dây đồng, còn ampli đèn thì có thể dùng dây dẫn đồng hoặc bạc. Đây là một nhận xét cơ bản là đúng, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng phù hợp, bạn cần thử nghiệm trước khi quyết định mua.

Vì mỗi loại dây tín hiệu, dây loa lại có một “chất âm” riêng, nên trong điều kiện có thể, hãy thử phối hợp nhiều loại dây khác nhau cho một bộ dàn nhằm thu được kết quả tốt nhất. Nhiều người chơi âm thanh có kinh nghiệm sử dụng đặc tính âm thanh của dây dẫn để bù trừ, cân bằng lại âm sắc cho bộ dàn, ví dụ dùng dây bạc cho các bộ dàn có âm thanh hơi tối và thiếu chi tiết, dùng dây đồng OFC cho các bộ dàn có âm thanh thiên sáng để cân bằng lại dải âm, từ đó thu được kết quả mỹ mãn nhất.

 Phần tiếp theo:  “phát huy tối đa khả năng trình diễn của bộ dàn & nghệ thuật cách âm, tán âm, hút âm “