Nhà bếp là không gian quan trọng nhất trong mỗi ngôi nhà, vì vậy Tiện Nghi VN muốn giới thiệu đến bạn 6 mẫu thiết kế bếp đẹp và hiệu quả, giúp cho không gian nhà bếp của bạn trở nên hoàn hảo và tiện nghi.

Quy tắc thiết kế tam giác cho bếp

Trong thiết kế bếp, có nhiều cách bố trí để lựa chọn. Theo truyền thống thì cách bố trí nhà bếp theo quy tắc ” tam giác” là hoàn hảo cả về thẩm mỹ lẫn chức năng.

Dây chuyền bếp được thực hiện giữa “bếp nấu – bồn rửa – tủ lạnh”. Khi quy tắc này được thực hiện đúng, quá trình nấu nướng sẽ hiệu quả hơn, giảm thời gian di chuyển.

Quy tắc thiết kế tam giác cho bếp

6 mẫu thiết kế nhà bếp và đảo bếp đẹp

Lưu ý rằng, sơ đồ mặt bằng nhà sẽ quyết định đến cách bố trí nhà bếp của bạn như thế nào. Do đó, nếu bạn gặp khó khăn khi tối ưu thiết kế nhà bếp và tủ bếp, đừng ngần ngại tham vấn các chuyên gia của chúng tôi.

Trong bài viết này, Tôi chia sẻ với bạn 6 mẫu thiết kế nhà bếp nổi bật nhất cho nhà ở.

  • Nhà bếp chữ i (bếp thẳng)
  • Bếp kiểu Gallery
  • Nhà bếp chữ L
  • Bếp chữ U
  • Kiểu bếp có đảo
  • Bếp bán đảo

Nhưng trước khi bắt đầu, tôi muốn bạn xem qua 3 bước đơn giản để chọn cách bố trí cho nhà bếp.

6 mẫu thiết kế nhà bếp và đảo bếp đẹp

6 mẫu thiết kế nhà bếp và đảo bếp đẹp

Bước 1: Chọn hình dạng cho bếp

Trong thiết kế nhà bếp, có nhiều cách bố trí để lựa chọn. Theo truyền thống thì cách bố trí nhà bếp theo quy tắc “tam giác” là hoàn hảo cả về thẩm mỹ lẫn chức năng.

Dây chuyền bếp được thực hiện giữa “bếp nấu – bồn rửa – tủ lạnh”. Khi quy tắc này được thực hiện đúng, quá trình nấu nướng sẽ hiệu quả hơn, giảm thời gian di chuyển.

Bước 1: Chọn hình dạng cho bếp

Bước 2: Tính toán tam giác làm việc

Bạn có thể đánh giá hiệu quả của việc bố trí nhà bếp bằng cách tính toán tam giác công việc. Tam giác làm việc càng nhỏ, bạn càng phải thực hiện ít bước di chuyển khi nấu ăn. Tổng chiều dài 3 cạnh của tam giác làm việc (khu vực bếp nấu, bồn rửa và tủ lạnh) không được lớn hơn 8m.

Xem thêm:  6 sai lầm đặc biệt nên tránh khi sơn tủ bếp

Bước 2: Tính toán tam giác làm việc

Bước 3: Các yếu tố khác

Bạn có thể kết hợp các tùy chọn khác như quầy bar, hoặc đảo bếp. Với các không gian mở thì đảo bếp và bàn ăn có thể nối dài. Ngoài ra còn phụ thuộc vào phong cách, lối sống của bạn và các yếu tố kiến trúc xung quanh.

So sánh ưu nhược điểm của các mẫu bếp chữ i-U-G và bếp đảo

Thiết kế phòng bếp không phải là một công việc dễ dàng. Mỗi thứ đều có những lợi ích và nhược điểm. Trong đó phải kể đến một số yếu tố như: phụ thuộc vào không gian kiến trúc, phong cách cá nhân, nhu cầu và ngân sách của bạn nữa.

Chúng ta hãy xem xét ưu và nhược điểm của 6 cách bố trí thiết kế nhà bếp phổ biến nhất:

So sánh ưu nhược điểm của các mẫu bếp chữ i-U-G và bếp đảo

Mẫu #1: Bếp chữ i

Bếp chữ i thường dùng cho các không gian nội thất có diện tích nhỏ. Do đó kiểu bếp này thường bố trí theo dạng thẳng. Nơi tất cả các thiết bị được bố trí dọc theo bức tường. Cách bố trí bếp dạng này vừa tiết kiệm diện tích vừa đảm bảo đẹp và thanh lịch.

Ưu điểm:

  • Tiết kiệm chi phí.
  • Hoàn hảo và linh hoạt cho nhà nhỏ.
  • Dễ dàng tiếp cận mọi thiết bị, ít tiêu hao năng lượng

Nhược điểm:

  • Không gian lưu trữ ít.
  • Có ít diện tích để sơ chế & nấu nướng.
  • Di chuyển nhiều nếu chiều dài chữ i không hợp lý

Bếp chữ i

Mẫu #2: Bếp song song (Galley)

Cái tên “bếp galley” có nguồn gốc từ kiểu bếp trên tàu, trong đó hai mặt bàn song song, không gian trống ở giữa. Mẫu nhà bếp này phù hợp với không gian hẹp, dài chứ không phải theo chiều rộng.

Ưu điểm:

  • Tối ưu diện tích
  • Mọi thứ trong tầm tay
  • Nhiều nơi lưu trữ hơn
  • Rộng rãi để thao tác, dễ di chuyển
Xem thêm:  4 màu sắc đá cẩm thạch phổ biến nhất cho bề mặt bếp

Nhược điểm:

  • Hạn chế nhiều người nấu cùng lúc
  • Hẹp về chiều ngang

Bếp song song

Mẫu #3: Bếp chữ L

Nhà bếp hình chữ L là một cách sắp xếp rất phổ biến. Bếp hình chữ L được tạo thành từ hai dãy tủ liền nhau. Nó có thể được thay đổi chiều dài tùy theo diện tích nhà bạn. Mẫu bếp hình L rất linh hoạt, phù hợp cho cả phòng lớn và nhỏ.

Ưu điểm:

  • Bố cục bếp phổ biến nhất. Thích ứng với nhiều không gian nội thất lớn và nhỏ
  • Tính linh hoạt cao. Tách biệt giữa vùng nấu và vùng rửa (sơ chế)
  • Có thêm giải pháp cho tủ góc lưu trữ thông minh
  • Cho không gian mở, có thể kết hợp với đảo bếp hoặc bàn ăn
  • Đáp ứng tốt quy tắc tam giác khi di chuyển qua lại giữa vùng nẫu & rửa & tủ lạnh

Nhược điểm:

  • Không hiệu quả với nhà bếp lớn vì mọi thứ bị dàn trải
  • Di chuyển nhiều hơn nếu nhà bếp lớn
  • Tốn thêm phụ kiện công năng cho góc bếp

Bếp chữ L

Mẫu #4: Bếp chữ U

Bếp hình chữ U có lẽ là cách bố trí lý tưởng nhất so các mô hình nhà bếp ở trên. Đây là mẫu bếp hoàn hảo về “tam giác làm việc”, do đó nó được coi là cách bố trí nhà bếp hiệu quả nhất. Bạn có thể dễ dàng di chuyển giữa bồn rửa, bếp nấu và tủ lạnh.

Ưu điểm:

  • Hoàn hảo cho việc nấu nướng
  • Cung cấp nhiều ngăn tủ hơn
  • Khả năng kết nối và giao tiếp trong gia đình
  • Hai hoặc nhiều người có thể nấu nướng cùng một lúc
  • Có thể kết hợp thêm đảo bếp để trở nên tiện nghi hơn

Nhược điểm:

  • Tốn nhiều chi phí hơn
  • Yêu cầu không gian đủ rộng rãi
  • Sẽ trở nên chật chội nếu diện tích bị hạn chế

Bếp chữ U

Mẫu #5: Bếp và đảo bếp

Không giới hạn về kích thước hoặc hình dạng cụ thể, đảo bếp mang đến sự đa dạng tuyệt vời cho việc thể hiện phong cách cá nhân. Việc kết hợp đảo bếp rất hữu ích khi chế biến, soạn và nấu nướng. Đảo bếp vừa có thể là quầy bar hoặc là bàn ăn nhanh tại bếp.

Xem thêm:  TOP 10 phong cách thiết kế nội thất đẹp tham khảo

Ngoài ra, đảo bếp cung cấp một bề mặt rộng rãi, và là nơi lưu trữ độc lập với bố cục nhà bếp mà không cần kết nối với phần còn lại. Từ đó mang lại thêm chức năng giao tiếp xã hội, cũng như bố cục trang trí độc đáo cho nội thất.

Ưu điểm:

  • Gia tăng diện tích sử dụng & lưu trữ
  • Có thêm chổ ngồi, quầy, hoặc bàn ăn nhẹ
  • Là nơi kết nối các thành viên trong gia đình

Nhược điểm:

  • Không thích hợp với nhà có diện tích nhỏ
  • Thêm nhiều chi phí cho phụ kiện, thiết bị
  • Cản trở giao thông nếu khoảng cách giữa bếp & đảo quá hẹp

Bếp và đảo bếp

Mẫu #6: Bếp bán đảo (bếp chữ G)

Kiểu bếp “bán đảo” có thể được coi là hình thức mở rộng của bếp chữ U. Đây là kiểu bố trí nhà bếp liên tục dọc theo ba bức tường liền kề, và kết thúc bằng phần mở rộng quầy bar. Do đó đảo chiếm ít không gian hơn, trong khi vẫn giữ nguyên chức năng. Mẫu bếp bán đảo có thể là một lựa chọn tốt cho không gian mở.

Bếp chữ G lý tưởng nhất với diện tích tổng thể khoảng 12,6 m2. Trong đó, chiều rộng từ 4 – 4,9m, và chiều sâu từ 3,7 – 4,6m. Nhà bếp hình chữ G là lựa chọn tuyệt vời giữa công năng và thẩm mỹ. Từ việc cung cấp nhiều không gian để chuẩn bị các món ăn đến không gian để ăn uống và giải trí.

Ưu điểm:

  • Phù hợp với giao tiếp và kết nối
  • Hoàn hảo cho không gian mở
  • Có thể đóng vai trò ngăn chia không gian

Nhược điểm:

  • Cần diện tích lớn
  • Thêm nhiều chi phí cho phụ kiện, thiết bị

Bếp bán đảo (bếp chữ G)

Tiện Nghi VN hi vọng bạn đã tìm thấy cho mình một mẫu thiết kế bếp đẹp và hiệu quả. Chúng tôi sẽ luôn cập nhật và giới thiệu đến bạn những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.