Với sự kết hợp độc đáo giữa phong cách Nhật Bản và Scandinavia, phong cách Japandi mang đến cho không gian sống của bạn sự tinh tế và thanh lịch. Vậy phong cách Japandi là gì?

Phong cách Japandi là gì?

Phong cách Japandi là sự kết hợp hoàn hảo giữa Scandinavian và chủ nghĩa tối giản mộc mạc wabi-sabi của Nhật Bản. Sự kết hợp này tạo nên một sự pha trộn tuyệt vời giữa hai nền văn hóa, mặc dù cách nhau rất xa về mặt địa lý.

Nếu bạn đã từng yêu thích phong cách Scandinavian thì thiết kế nội thất Japandi chính là nơi giao thoa giữa hai phong cách này. Cả Scandinavian và Japandi đều bắt nguồn từ các nguyên tắc thiết kế tối giản, tập trung vào chức năng cũng như các yếu tố mang tính tự nhiên.

Để hiểu về Japandi, trước hết xem xét điểm tương đồng giữa hai phong cách này:

Phong cách Japandi là gì?

Japandi

Japandi – Nhật Bản: dựa trên khái niệm wabi-sabi của Nhật Bản (tìm kiếm vẻ đẹp và sự hoàn hảo bên trong những điều không hoàn hảo).

Cách tiếp cận đơn giản xuất phát từ ý tưởng rằng vẻ đẹp được tìm thấy trong những thứ đơn giản, ít hơn là nhiều hơn. Phong cách này loại bỏ những đồ trang trí không cần thiết, để chất liệu và chức năng của đồ nội thất tự nói lên điều đó.

Mối liên hệ với quá khứ rất dễ thấy trong thiết kế đương đại của Nhật Bản, với sự tôn trọng sâu sắc đối với nghề truyền thống, nghề thủ công và kỹ thuật cổ đại. Trọng tâm của quá trình thiết kế là tính đơn giản và đề cao chức năng. Một món đồ nội thất phải đẹp khi nhìn từ phía sau cũng như từ phía trước. Các bề mặt tự nhiên của vật liệu thường là kiểu trang trí duy nhất trên đối tượng được thiết kế.

Japandi

Japandi

Scandinavian

Scandinavian- Bắc Âu: dựa trên khái niệm “hygge” của Đan Mạch (tìm kiếm sự đơn giản, ấm cúng và vui vẻ trong cuộc sống).

Thiết kế tối giản, “Ít hơn cũng là nhiều hơn”. Đường nét sạch sẽ và tình yêu dành cho vật liệu là trọng tâm của thiết kế Bắc Âu. Một sản phẩm trước tiên phải phục vụ một mục đích cụ thể, và hình thức theo sau chức năng.

Xem thêm:  Thiết kế nhà phố Vintage đẹp mắt cho gia đình trẻ

Việc khan hiếm nguyên liệu nhằm bảo vệ môi trường, đã dẫn đến cách tiếp cận đơn giản trong thiết kế ở Bắc Âu – Scandinavian cũng như Nhật Bản – Japandi. Điều này có nghĩa là mọi chi tiết thừa thường được loại bỏ trong thiết kế của Đan Mạch, để cho hình dạng và chất liệu của sản phẩm tự nó là trung tâm. Vật liệu thô, các đường vân của gỗ được nhấn mạnh như một yếu tố thiết kế chính của sản phẩm.

Scandinavian

Scandinavian

Nguồn gốc của phong cách Japandi?

Japandi được phát triển bới các nhà thiết kế Bắu Âu (Đan Mạch). Thiết kế của Đan Mạch đã bị ảnh hưởng nhiều bởi thiết kế của Nhật Bản trong hơn 150 năm. Phong cách này bắt đầu kể từ năm 1853 khi Nhật Bản mở cửa biên giới với phần còn lại của thế giới, sau nhiều thế kỷ bị đóng cửa. Vào thời điểm đó, các thiết kế Đan Mạch bắt đầu bị ảnh hưởng bởi nét thẩm mỹ phương Đông đầy bí ẩn và hấp dẫn này.

Japandi là một phong cách thiết kế nội thất mới, nhưng rất được yêu thích, bởi nó gần gũi. Sức hấp dẫn của phong cách Japandi là các đường nét sạch sẽ, đơn giản. Vật liệu tư nhiên, tạo ra một không gian sống thuần khiết, thanh bình.

Đặc trưng của phong cách Japandi

Với phong cách Japandi, bạn sẽ không tìm thấy nhiều chi tiết trang trí. Thay vào đó, hình học và đường nét mới thực sự tỏa sáng trong những không gian này.

  • Nguyên tắc thiết kế tối giản
  • Sử dụng các đường nét sạch sẽ
  • Mọi thứ ngăn nắp có trật tự
  • Vật liệu tự nhiên thân thiện với môi trường
  • Màu gỗ phong phú.
  • Họa tiết đơn giản, ít chi tiết trang trí
  • Màu sắc trung tính nhưng ấm áp
  • Một số đồ trang trí thủ công
  • Không thể thiếu cây xanh
  • Đồ nội thất thấp
  • Ưu tiên ánh sáng tự nhiên
  • Thiên nhiên được tôn vinh
  • Khiêm tốn và không phô trương

Đặc trưng của phong cách Japandi

Đặc trưng của thiết kế Scandinavian là sử dụng tông màu trắng và trung tính. Ngược lại, thiết kế của Nhật Bản lại thích sử dụng tông màu đất, lấy cảm hứng từ thiên nhiên. Vì vậy, trong trang trí Japandi áp dụng cả hai cách phối màu này.

Xem thêm:  Phong cách nội thất Địa Trung Hải: Tuyệt tác kiến trúc và sự đam mê

Sự tương phản là điều cần thiết cho thiết kế Japandi. Các điểm nhấn đậm hơn lấy cảm hứng từ phong cách Nhật Bản như màu than hoặc tông màu đất tối để tạo sự tương phản, nhưng luôn giữ cho mọi thứ đơn giản và tự nhiên.

Đặc trưng của phong cách Japandi

Phong cách nội thất Japandi là thiết kế tối giản mà không lạnh lùng. Áp dụng phong cách Japandi làm cho ngôi nhà của bạn trở nên ấm áp, tĩnh lặng và sạch sẽ hơn. Có thể nói vẽ đẹp Japandi mang lại là vượt thời gian.

Cách trang trí Japandi rất phù hợp với lối sống hiện đại. Ngôi nhà theo phong cách Japandi có thể tạo ra một môi trường sạch sẽ, lành mạnh và yên tĩnh để bạn có thể thực sự thư giãn.

Đặc trưng của phong cách Japandi

Các mẫu thiết kế phong cách Japandi

Nếu bạn là người yêu thích sự tối giản, rất có thể bạn đã bắt đầu thử nghiệm phong cách Japandi. Thiết kế Japandi tập trung vào sự bền vững, do đó, hãy tìm những món đồ thân thiện với môi trường, như gỗ mộc, hoặc Tre, đất nung, v.v.. để mang lại cảm giác tự nhiên và giản dị.

Đồ nội thất & màu sắc

Giảm bớt sự lộn xộn cũng là chìa khóa để đạt được phong cách Japandi. Đồng thời tập trung vào các đường nét sạch sẽ và không gian mở. Cố gắng loại bỏ những thứ cồng kềnh và giữ cho không gian của bạn luôn thoáng và ngăn nắp. Sử dụng các màu pastel với chút xanh lá cây nhạt hoặc mang cây cây xanh vào nhà để tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên.

Đồ nội thất & màu sắc

Đồ nội thất & màu sắc

Sự tinh tế & thanh lịch

Hãy giữ sự ấm cúng của thiết kế Scandi với các đường nét mềm mại, trong khi vẫn giữ được nét tối giản thanh lịch của phong cách trang trí Japandi. Mặc dù cả hai phong cách đều tập trung vào tính ứng dụng cao, nhưng điều quan trọng là phải duy trì cảm giác yên tĩnh giống như “thiền” trong không gian. Đó mới chính là tinh thần của Japandi.

Sự tinh tế & thanh lịch

Sự tinh tế & thanh lịch

Phòng ngủ phong cách Japandi

Để thực sự thiết kế phòng ngủ của bạn theo phong cách Japandi, bạn sẽ dùng các vật liệu tự nhiên. Từ sàn gỗ, sàn bê tông, đồ nội thất bằng gỗ, khăn trải giường, đồ nội thất mây tre, đồ gốm sứ, đất nung, v.v…Cố gắng tránh sử dụng những vật liệu như kim loại bóng, sơn bóng. Vì nó xung đột với triết lý thiết kế Japandi.

Xem thêm:  Ứng dụng phong cách thiết kế Bauhaus trong nội thất hiện đại

Mùi hương: mía, cà phê esparto, sậy, raffia có hương thơm riêng gợi nhớ không gian bên ngoài và đưa chúng ta trở lại với thiên nhiên. Và tất nhiên là không thể thiếu cây xanh.

Màu sắc: là các màu trung tính. Nếu phong cách Scandinavian chủ yếu sử dụng các màu sáng, thì Japandi sử dụng các màu tối hơn và màu đất. Hãy nghĩ đến màu đỏ gỉ, đất nung, xanh ô liu, xám bụi, v.v…

Vật dụng: các đồ nội thất như tủ, giường, v.v…nên hạ thấp chiều cao. Loại bỏ những tủ lưu trữ cồng kềnh. Và đặc biệt lưu ý “chất lượng hơn số lượng”.

Thiết kế phòng khách Japandi

Cố gắng giữ mọi thứ thật đơn giản. Phòng khách kiểu Japandi luôn sử dụng chất liệu gỗ, đặc biệt là gỗ tự nhiên. Đồ nội thất được hạ thấp trọng tâm. Không gian mở, bố cục tự do, cho phép ánh sáng tự nhiên, thông gió và tầm nhìn xuyên suốt qua các khu vực khác nhau trong nhà.

Trang trí phòng khách Japandi sử dụng các chất liệu hữu cơ và tự nhiên, như đèn gốm và đèn giấy, chậu đất nung, len, gỗ thô, vải lanh và sợi gai, v.v..đều là những vật liệu tuyệt vời để trang trí phòng khách Japandi.

Để có được một phòng khách Japandi hấp dẫn, hãy kết hợp những bức tường trắng ấm áp với các tông màu tương phản màu đất và ấm áp như màu be, đất nung, kem, nâu sô cô la và than. Sử dụng màu đen làm điểm nhấn.

Lời kết

Một điều đáng nói, các thiết kế nội thất phong cách Japandi đều có tính linh hoạt cao. Điều đó một phần có thể ảnh hưởng từ nghệ thuật gấp giấy Origami của Nhật Bản. Nhìn chung, Tiện Nghi VN tìm thấy sự giao thoa hoàn hảo giữa hai nền văn hóa với phong cách thiết kế độc đáo, tinh tế và thanh lịch